Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản 28/4: Đi ngang, năng suất các vùng không đồng đều

Giá cả hàng hóa

28/04/2022 21:05

Thị trường nông sản hôm nay trầm lắng trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Giá cà phê, cao su giảm, hồ tiêu đi ngang.

Giá cà phê giảm

Giá cà phê hôm nay tiếp tục giảm, thị trường vẫn trầm lắng. Cà phê Robusta thế giới tiếp tục mất giá trong khi Arabica tăng nhẹ.

Giá cà phê trong nước cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk: 40.500 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng: 39.800 đồng/kg, Lâm Đồng: 39.800 đồng/kg, Gia Lai: 40,400 đồng/kg, Đắk Nông: 40,400 đồng/kg, Kon Tum: 40,300 đồng/kg, TPHCM:g 44.400 đồng/kg.

Thị trường nông sản 28/4 trầm lắng - Ảnh 1.

Thị trường vẫn tiếp tục trầm lắng, hầu hết hể hiện sự kháng giá khi cho rằng mức giá sàn London vẫn dao động ở mức thấp làm họ thua lỗ, trong khi vật tư phân bón đầu vào cho sản xuất hiện ở mức quá cao.

Tính chung quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 582 ngàn tấn, trị giá 1,3 tỷ USD, tăng 28,3% về lượng và tăng 60,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 3, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.248 USD/tấn, giảm 2,5% so với tháng 2, nhưng tăng 22,2% so với tháng 3/2021. Tính chung quý I/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.230 USD/tấn, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam (Vicofa) cho rằng, sản lượng năm 2022 sẽ thấp hơn do năng suất thấp, vỏ quả đẹp nhưng không có nhân bên trong hoặc nhân rất bé, người dân không có tiền để đầu tư chăm sóc vườn cây.

Xuất khẩu cà phê robusta sang các thị trường chính tăng như: Đức, Bỉ, Anh, Nhật Bản, Nga, Tây Ban Nha, Philippines. Ngược lại, xuất khẩu cà phê robusta sang các thị trường Italy, Mỹ giảm.

Giá tiêu đi ngang

Giá tiêu hôm nay không có nhiều biến động. Cụ thể giá tiêu cao nhất ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu: 78.500 đồng/kg, thấp nhất 76.000 đồng/kg tại Đồng Nai, Gia Lai.

Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo): 77.000 đồng/kg, Bình Phước: 77.500 đồng/kg.

Thị trường nông sản 28/4 trầm lắng - Ảnh 2.

Việt Nam hiện đang là nhà cung cấp hồ tiêu lớn nhất vào EU, chiếm đến 34% thị phần hồ tiêu nhập khẩu của thị trường này trong năm 2021, bỏ xa các nhà cung cấp khác như Brazil (chiếm 20%) và Indonesia (chiếm 5%).

Đáng chú ý, trong vòng 5 năm trở lại đây, lượng hồ tiêu của Việt Nam xuất khẩu vào EU đã tăng rất mạnh 56,3% từ 22.475 tấn của năm 2017 lên mức 35.131 tấn trong năm 2021.

Thậm chí ngay cả khi nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu của châu Âu sụt giảm do đại dịch COVID-19 vào năm 2020 thì xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường này vẫn duy trì mức tăng trưởng ấn tượng 8,3%.

Điều này cho thấy hồ tiêu của Việt Nam đang ngày càng được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng.

Đồng thời, việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường khó tính bậc nhất thế giới với các tiêu chuẩn và điều kiện khắt khe cũng khẳng định vị thế cũng như chất lượng của hồ tiêu Việt Nam đang được nâng cao.

Trái lại, Brazil đối thủ cạnh tranh lớn nhất với Việt Nam trong cuộc đua xuất khẩu hồ tiêu vào EU lại đang gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị phần tại châu Âu do các vấn đề liên quan đến vi khuẩn salmonella trên hồ tiêu.

Hiện nay Việt Nam cũng chủ yếu xuất khẩu tiêu nguyên hạt sang châu Âu (khoảng 80% khối lượng), tuy nhiên Hiệp định Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đã mang đến cơ hội cho hồ tiêu chế biến của Việt Nam vào EU.

Trong thời gian tới, Việt Nam được kỳ vọng sẽ tận dụng cơ hội để phát triển ngành chế biến hồ tiêu khi các nhà đầu tư trong khối EU chuyển nhà máy chế biến về Việt Nam để tận dụng nguyên liệu và nhân công giá rẻ, tạo động lực thúc đẩy xuất khẩu hạt tiêu sang đa dạng các thị trường EU.

Giá cao su tiếp đà giảm

Giá cao su hôm nay giảm mạnh tại các sàn cao su trọng điểm của châu Á. Việt Nam trở thành nhà cung cấp cao su lớn nhất cho Ấn Độ.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay, kỳ hạn tháng 9/2022, giảm mạnh xuống mức 246,4 JPY/kg, giảm mạnh 4 yên, tương đương 1,60%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Thượng Hải giảm nhẹ 15 CNY, xuống mức 12.450 CNY/tấn, tương đương 0,12%.

Thị trường nông sản 28/4 trầm lắng - Ảnh 3.

Giá cao su Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 tuần theo xu hướng chứng khoán Tokyo giảm và thị trường Thượng Hải suy yếu.

Chỉ số Nikkei của Nhật Bản đóng cửa giảm 1,9%, giảm mạnh nhất trong hơn 6 tuần.

Giá nguyên liệu thô ổn định bởi dự kiến rằng sẽ có mưa tại Thái Lan trong 10 ngày tới có thể ảnh hưởng tới sản lượng.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong hai tháng đầu năm 2022, Brazil nhập khẩu 99,3 nghìn tấn cao su (mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005), trị giá 211,4 triệu USD, tăng 9,4% về lượng và tăng 36,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thái Lan, Indonesia, Mỹ, Ba Lan, và Nga là 5 thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Brazil trong hai tháng đầu năm 2022.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 11 cho Brazil, đạt 2,19 nghìn tấn, trị giá 5,15 triệu USD, giảm 15,9% về lượng, nhưng tăng 72% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Brazil trong hai tháng đầu năm 2022 chiếm 2,2%, giảm nhẹ so với mức 2,9% của hai tháng đầu năm 2021.

Trong hai tháng đầu năm 2022, Brazil đẩy mạnh nhập khẩu cao su từ các thị trường như Thái Lan, Indonesia, Ba Lan, Pháp…; trong khi giảm nhập khẩu từ Mỹ, Nga, Bờ Biển Ngà và Argentina.

Thị trường cao su bị ảnh hưởng sau khi OPEC cho rằng thế giới sẽ không thể thay thế được khoảng 7 triệu thùng dầu và các chất lỏng khác mỗi ngày bị mất từ Nga.

Trong tháng 2/2022, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia đạt 29,92 nghìn tấn, giảm 39% so với tháng 1/2022 và giảm 40% so với tháng 2/2021.

Trong khi đó, xuất khẩu cao su của Malaysia trong tháng 2/2022 đạt 47,68 nghìn tấn, giảm 6,8% so với tháng 1/2022 và giảm 12,7% so với tháng 2/2021.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Malaysia, chiếm 50,8% tổng lượng cao su xuất khẩu của Malaysia; tiếp đến là Mỹ chiếm 5,1%; Đức chiếm 3,5%; Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 3,4% và Brazil chiếm 2,1%.

HẢI MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement