Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản 23/8: Giá cà phê, cao su bật tăng

Giá cả hàng hóa

23/08/2022 08:25

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá cà phê và cao su bật tăng, trong khi đó giá tiêu không có nhiều biến động.

Giá cà phê diễn biến tích cực

Giá cà phê hôm nay, ngày 23/8 tại phiên giao dịch gần nhất có giá dao động từ 48.100 – 48.600 đồng/kg.

Cụ thể tại các tỉnh Tây Nguyên, giá thu mua cà phê ngày 23/8 ở tỉnh Lâm Đồng ở mức 48.100 đồng/kg, Đắk Lắk: 48.600 đồng/kg, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông: là 48.500 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta trên sàn London ở kỳ hạn giao ngay tháng 9/2022 tăng mạnh 22 USD, lên 2.248 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11/2023 tăng thêm 21 USD, lên 2.247 USD/tấn, các kỳ hạn giao vào năm 2023 đều tăng.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York tăng cao sau nhiều lần giảm liên tiếp. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 6,84 cent, lên 222,75 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng thêm 7,40 cent, lên 220,75 cent/lb, các mức khác đều tăng đáng kể.

Thị trường nông sản 23/8: Giá cà phê, cao su bật tăng  - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 222,08 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,13 triệu tấn, trị giá 2,56 tỷ USD, tăng 17,3% về lượng và tăng 43,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.261 USD/tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường tăng, ngoại trừ xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Philippines, Algeria giảm. Trong đó, xuất khẩu cà phê sang Bỉ và Anh tăng trưởng 3 con số; xuất khẩu sang Tây Ban Nha, Nga, Anh tăng trưởng 2 con số.

Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã giúp trợ lực cho ngành hàng cà phê. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), EU hiện đang là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của nước ta. Ngoài yếu tố cung - cầu, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cũng đóng góp không nhỏ giúp ngành cà phê Việt Nam gia tăng giá trị và mở rộng thị phần tại EU.

Chính vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ UKVFTA mang lại. Bởi theo cam kết của UKVFTA, sau 6 năm kể từ khi UKVFTA có hiệu lực, Anh sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp ngành cà phê nói riêng mở rộng thị phần tại thị trường này, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các doanh nghiệp nhập khẩu của Anh và Ireland.

Giá tiêu không nhiều biến động

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 68.000 - 71.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 68.000 đồng/kg, Đồng Nai: 68.500 đồng/kg; Đắk Nông, Đắk Lắk: 69.000 đồng/kg; Bình Phước: 70.000 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu: 71.000 đồng/kg.

8 tháng qua, giá hồ tiêu từ mức trên dưới 80.000 đồng/kg vào thời điểm đầu năm và tăng lên 86.500 đồng/kg vào giữa tháng 3 đã liên tục giảm ở các tháng tiếp theo và hiện tại chỉ còn trên dưới 70.000 đồng/kg.

Việc Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách zero Covid khiến cho nhu cầu của quốc gia này chưa đạt mức như kỳ vọng. Mặc dù nhập khẩu của Trung Quốc từ tháng 6 đã tăng trở lại, tuy nhiên, sang tháng 7 lại chững lại vì bùng phát dịch Covid-19, và đó có thể là lượng hàng có sẵn ở cửa khẩu. Theo dự đoán, giá tiêu khó có thể tăng khi sức mua của nền kinh tế số 2 thế giới vẫn ở mức thấp.

Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, mỗi năm Trung Quốc cần nhập khẩu tiêu lớn từ một số nguồn cung như Việt Nam, Indonesia và Brazil. Từ nay đến cuối năm, hồ tiêu Việt đang kỳ vọng vào sức mua của thị trường này để có thể bứt phá cả về lượng và giá xuất khẩu.

Bà Firna Azura Ekaputri Hj. Marzuki - Giám đốc Điều hành của Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế nhận định, thị trường tiếp tục nằm trong vùng giảm giá trong quý III/2022, khi thế giới vật lộn với sự suy giảm nhu cầu vào năm 2022 do thâm hụt chuyển sang tồn kho dư thừa, đồng tiền mất giá, lạm phát và nhu cầu tiêu dùng thấp. Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế kỳ vọng thị trường hạt tiêu sẽ ổn định và sẽ tăng lên trong tháng 11 và tháng 12 năm nay.

Tại Malaysia, tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, giá tiêu trong nước đã suy yếu đáng kể sau đợt phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021 do tình trạng dư cung toàn cầu của ngành gia vị.

Cụ thể, Hội đồng Hạt tiêu Malaysia (MPB) cho biết, giá hạt tiêu đen loại 1 Kuching giảm 3.580 Ringgit/tấn (tương đương hơn 20%) xuống 13.750 Ringgit/tấn vào ngày 12/8 từ mức 17.330 Ringgit/tấn vào tháng 12/2021.

Tương tự, giá hạt tiêu trắng loại 1 Kuching giảm 2.600 Ringgit/tấn (tương đương khoảng 10%) xuống mức 23.850 Ringgit/tấn vào ngày 12/8.

Giá cao su vụt tăng

Giá cao su hôm nay hồi phục, giá cao su tại sàn giao dịch châu Á Nhật Bản tăng mạnh sau khi giữ đà giảm liên tiếp tuần vừa qua.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su chiều ngày 22/8/2022, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 9/2022, tăng mạnh lên mức 228,5 JPY/kg, tăng mạnh 2,2 yên, tương đương 0,97%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 120, ghi nhận 11.975 CNY/tấn, tương đương 1,01%.

Thị trường nông sản 23/8: Giá cà phê, cao su bật tăng  - Ảnh 2.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 144,46 US Cents / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 7, Việt Nam xuất khẩu được 196,5 nghìn tấn cao su, trị giá gần 319 triệu USD, tăng 4,6% về lượng và tăng gần 3% về trị giá so với tháng 6; tuy nhiên so với tháng 7/2021 giảm gần 4% về lượng và giảm 5,7% về trị giá.

Trong tháng, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.623 USD/tấn, giảm 1,7% so với tháng trước và giảm 1,8% so với tháng 7/2021.

Đây cũng là tháng thứ ba liên tiếp giá xuất khẩu cao su bình quân sụt giảm và thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.

Trước đó, trong quý II, mặc dù xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 380,3 nghìn tấn, trị giá 646,38 triệu USD, tăng 23,6% về lượng và tăng 22,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021 nhưng giá xuất khẩu bình quân ở mức 1.699 USD/tấn, giảm khoảng 3,4% so với quý I/2022.

Nguyên nhân khiến giá cao su bình quân sụt giảm là tình hình lạm phát tăng cao tại các nước trên thế giới khiến nhu cầu tiêu thụ chậm lại, trong đó, Trung Quốc, thị trường quan trọng của cao su Việt Nam duy trì chính sách "Zero Covid" khiến việc tiêu thụ sụt giảm.

Trung Quốc hiện là quốc gia tiêu thụ lớn nhất cao su Việt Nam, chiếm 71,3% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước.

Hoạt động xuất khẩu kém sắc đã khiến cho giá mủ cao su nguyên liệu trong nước những ngày đầu tháng 8 giảm nhẹ so với cuối tháng trước.

Trong khi đó, tại các thị trường khác như Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Ấn Độ, dự báo tiếp tục xu hướng tăng nhờ kinh tế ở các thị trường này đang dần hồi phục sẽ là tín hiệu lạc quan cho việc xuất khẩu cao su Việt Nam.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement