Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường cà phê Việt Nam gặp áp lực trước lạm phát gia tăng

Giá cả hàng hóa

11/08/2022 08:12

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá cà phê có nhiều diễn biến thích cực, giá hồ tiêu tiếp tục đi ngang, trong khi đó giá cao su ghi nhận giảm.

Giá cà phê diễn biến tích cực

Giá cà phê ngày 10/8 khởi sắc. Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk: 46.200 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng: 45.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, Đắk Nông Kon Tum: 46.100 đồng/kg, tại cảng TP.HCM: 46.100 đồng/kg.

Chốt phiên giao dịch ngày 10/8, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 50 USD (2,39%), giao dịch tại 2.145 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng 49 USD (2,33%), giao dịch tại 2.149 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 7,7 Cent (3,62%), giao dịch tại 220,45 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 6,65 Cent/lb (3,18%), giao dịch tại 215,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Thị trường cà phê Việt Nam gặp áp lực trước lạm phát gia tăng - Ảnh 1.

Cà phê giảm 5,65 USd / Lbs hay 2,50% kể từ đầu năm 2022, theo giao dịch trên hợp đồng chênh lệch (CFD) theo dõi thị trường chuẩn cho mặt hàng này.

Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê của Việt Nam đạt 30,9 triệu bao, giảm 700.000 bao so với vụ thu hoạch kỷ lục của năm ngoái. Diện tích canh tác được dự báo không thay đổi so với năm trước, với hơn 95% tổng sản lượng vẫn là robusta.

Mùa mưa bắt đầu sớm hơn những năm trước giúp cà phê ra hoa và phát triển tốt, đồng thời điều kiện thời tiết ẩm ướt hơn bình thường cũng giúp giảm chi phí tưới tiêu.

Thị trường cà phê Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 nói chung và quý II nói riêng khá thuận lợi khi giá xuất khẩu tăng mạnh và hoạt động bán hàng của các doanh nghiệp thuận lợi. Điều này thể hiện trong con số kim ngạch và lượng xuất khẩu đạt kỷ lục.

Tuy nhiên, dự kiến trong thời gian tới, thị trường cà phê Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trước áp lực lạm phát ở các nước khu vực châu Âu, Mỹ đều tăng cao. Trong khi đó, đây đều là các thị trường quan trọng của ngành cà phê Việt Nam.

Giá tiêu đi ngang

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 70.500 - 73.500 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 70.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai: 71.000 đồng/kg; Đắk Nông, Đắk Lắk: 71.500 đồng/kg; Bình Phước: 72.500 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 73.500 đồng/kg.

Thị trường cà phê Việt Nam gặp áp lực trước lạm phát gia tăng - Ảnh 2.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), thị trường tuần trước cho thấy chiều hướng tích cực, khi chỉ có tiêu trắng Việt Nam giao dịch trên thị trường quốc tế ghi nhận sự sụt giảm.

Ở khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ tiếp tục xu hướng tăng trong do đồng Rupee Ấn Độ tăng 1% so với USD (78,94 INR/USD). Còn giá tiêu nội địa Sri Lanka ghi nhận sự ổn trong tuần trước sau 2 tuần tăng liên tiếp.

Tại Đông Nam Á, giá tiêu Indonesia tiếp tục tăng trong tuần trước. Hải quan Bangka cho biết xuất khẩu tiêu trắng năm nay ít hơn năm trước do thiếu hàng. Trong khi đó, giá tiêu Malaysia giao dịch trong nước và quốc tế ổn định và không thay đổi.

Còn giá tiêu đen Việt Nam giao dịch nội địa và quốc tế tăng trong tuần trước. Trong khi đó, giá tiêu trắng nội địa Việt Nam ổn định. Giá tiêu trắng quốc tế của Việt Nam ghi nhận chiều hướng giảm.

Cũng theo thống kê của VPA, tháng 7/2022, Việt Nam đã nhập khẩu 4.451 tấn, trong đó tiêu đen đạt 4.313 tấn, tiêu trắng đạt 138 tấn.

So với tháng 6, lượng nhập khẩu tăng 29,1%, kim ngạch tăng 26,5%. Lũy tiến từ tháng 1 đến tháng 7/2022, Việt Nam đã nhập khẩu 25.750 tấn, trong đó tiêu đen đạt 22.385 tấn, tiêu trắng đạt 3.392 tấn, so với cùng kỳ năm trước lượng nhập khẩu tăng 37,8% tương đương 7.066 tấn.

Campuchia, Brazil và Indonesia là 3 quốc gia cung cấp chủ yếu hồ tiêu cho Việt Nam, tổng lượng nhập khẩu từ 3 thị trường này chiếm 88,6%. Trong đó, nhập khẩu từ Campuchia tăng 155,1%, từ Brazil tăng 32,1% và từ Indonesia giảm 36,5%.

Tương tự Việt Nam, theo số liệu từ Bộ Thương mại Ấn Độ, trong 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tiêu của nước này đã tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 22.260 tấn.

Trong đó, Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu tiêu vào Ấn Độ với 6.964 tấn, tăng mạnh 78,1% so với cùng kỳ và chiếm 31% tỷ trọng. Sri Lanka đứng thứ hai với 5.951 tấn, tăng 6,8% và chiếm 27% tỷ trọng.

Thị trường cao su giảm

Giá cao su hôm nay giảm mạnh toàn thị trường châu Á. Xuất khẩu cao su quý II tiếp tục phục hồi.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay, kỳ hạn tháng 19/2022, giảm mạnh xuống mức 230,5 JPY/kg, giảm mạnh 4,4 yên, tương đương 1,87%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 185 CNY, ghi nhận 12.005 CNY/tấn, tương đương 1,52%.

Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore tăng 1,2% lên 154,5 US cent/kg.

Thị trường cà phê Việt Nam gặp áp lực trước lạm phát gia tăng - Ảnh 3.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 150,36 US Cents / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết trong quý II, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 380,3 nghìn tấn, trị giá 646,4 triệu USD, tăng 23,6% về lượng và tăng 22,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong quý II tiếp tục phục hồi nhờ nhu cầu tiêu thụ cao su toàn cầu tăng.

Trong quý II, cao su của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang khu vực châu Á, chiếm tới 87,5% tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước, với 335,3 nghìn tấn, trị giá 565,4 triệu USD, tăng 31,6% về lượng và tăng 31,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Nhìn chung, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang phần lớn các thị trường đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ cao su của Việt Nam, với  hơn 256 nghìn tấn, trị giá hơn 416 triệu USD, tăng 27,4% về lượng.

Đứng thứ hai là Ấn Độ với hơn 28 nghìn tấn, trị giá gần 51 triệu USD, tăng 93% về lượng và tăng hơn 91% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Về chủng loại xuất khẩu, phần lớn các chủng loại cao su xuất khẩu đều tăng trưởng tốt so với so với cùng kỳ năm 2021.

Trong quý II, giá xuất khẩu bình quân một số chủng loại cao su có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2021, trong đó đáng chú ý như SVR 20 tăng 4,3%; cao su hỗn hợp (HS 4005) tăng 14,8%.. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân một số chủng loại có xu hướng giảm như: SVR 3L giảm 5,8%; SVR CV60 giảm 7,8%; RSS3 giảm 5,5%...

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement