Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thế giới có thể đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch và thức ăn do biến đổi khí hậu

Phân tích

18/02/2023 08:03

Thế giới sẽ phải đối mặt với các cuộc chiến tranh giành thức ăn và nước sạch nếu không có hành động chống biến đổi khí hậu, người đứng đầu thỏa thuận xanh của Liên minh châu Âu (EU) nói.

Người đứng đầu về khí hậu của Ủy ban châu Âu đã cảnh báo hôm thứ Sáu (18/2) rằng, thế giới sẽ "gây chiến" vì thực phẩm và nước sạch trong tương lai, nếu hành động nghiêm túc không được thực hiện đối với biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, Frans Timmermans, người đứng đầu về khí hậu của Ủy ban châu Âu cho biết sự nóng lên toàn cầu gây ra một trong những rủi ro lớn nhất đối với an ninh trên toàn thế giới và kêu gọi nỗ lực hạn chế tác động của nó bất chấp các cuộc khủng hoảng địa chính trị khác, chẳng hạn như cuộc chiến ở Ukrain

"Khí hậu là an ninh, đó là điều tương tự", ông nói thêm.

"Cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ không dừng lại vì có một ưu tiên khác", ông Timmermans nói với Hadley Gamble của CNBC trong một phiên thảo luận mang tên "Địa chính trị của Chuyển đổi xanh".

Nếu chúng ta không làm điều này, tôi chắc chắn rằng các con, các cháu chúng ta sẽ đánh nhau vì nước và thức ăn.

Frans Timmermans

Timmermans nói rằng có một cảm giác cấp bách "mới hình thành" trong xã hội, cần được ngành công nghiệp và chính phủ khai thác để thực hiện thay đổi.

"Chúng ta sẵn sàng nhận bao nhiêu triệu người tị nạn vì một số nơi trên hành tinh trở nên không thể ở được? Chúng ta sẽ chịu đựng bao nhiêu nạn đói vì nhiều nơi trên thế giới không còn có thể sản xuất nông nghiệp? Hãy nghĩ về điều đó", ông Timmermans nói.

Các nhà khoa học khí hậu đã cảnh báo rằng không còn nhiều thời gian để giữ cho nhiệt độ toàn cầu giới hạn ở mức 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp - ngưỡng nhiệt độ mong muốn được đặt ra trong Thỏa thuận Paris 2015.

Đó là một mục tiêu toàn cầu quan trọng bởi vì, vượt qua mức này, cái gọi là điểm tới hạn sẽ có nhiều khả năng xảy ra hơn. Đây là những ngưỡng mà tại đó những thay đổi nhỏ có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể trong toàn bộ hệ thống hỗ trợ sự sống cho Trái đất, ông nói thêm.

(CNBC)

HẢI MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement