Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tầng lớp trung lưu Trung Quốc 'tằn tiện' hơn khi bất ổn gia tăng

Tài chính cá nhân

21/09/2023 15:52

Theo SCMP, kết quả một cuộc khảo sát hàng năm được công bố hôm 20/9 cho thấy, chỉ 28,6% trong số hơn 4.500 người được hỏi coi việc chi tiêu xa xỉ là mục tiêu tài chính, giảm hơn 50% so với 5 năm trước.

Cuộc khảo sát được phối hợp thực hiện bởi Viện Tài chính Tiên tiến Thượng Hải (SAIF) của Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) và công ty quản lý tài sản Charles Schwab (Mỹ).

Mong muốn tiết kiệm vốn để thành lập công ty cũng giảm khi 27,8% số người được hỏi coi đó là mục tiêu, chỉ bằng 1/3 năm ngoái. 

Cuộc thăm dò bao gồm những người được xác định là mới giàu, với thu nhập hàng năm từ 125.000 nhân dân tệ (17.132 USD) đến 1 triệu nhân dân tệ (137.000 USD), từ các thành phố hạng nhất đến hạng ba trên khắp Trung Quốc đại lục.

Trong khi đó, việc hỗ trợ cha mẹ và chuẩn bị cho các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn đã trở thành ưu tiên cao hơn.

Báo cáo khảo sát cho biết những thay đổi này cho thấy họ "đang tập trung lại vào sự an toàn và tính bền vững trong ngắn hạn thay vì đầu tư vào tương lai hoặc chi tiêu cho những hoạt động tiêu dùng dễ thấy".

Tầng lớp trung lưu Trung Quốc 'tằn tiện' hơn khi bất ổn gia tăng - Ảnh 1.

Kết quả khảo sát mới cho thấy tầng lớp trung lưu của Trung Quốc ngày càng quan tâm hơn đến “sự an toàn và tính bền vững trong ngắn hạn”. Ảnh: AP

Gọi nhóm được nghiên cứu là "người giàu có đang lên", Tu Quangshao, giám đốc điều hành SAIF và cựu phó thị trưởng Thượng Hải, cho rằng đây là một nhóm tương tự như tầng lớp trung lưu ở phương Tây, mọi hành vi của họ đếu đóng vai trò quan trọng trong bức tranh kinh tế lớn.

"Họ rất quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế, bởi dù họ thuộc ngành nào thì cũng thường đóng vai trò là xương sống. Họ cũng là động lực tiêu dùng lớn, đặc biệt khi chính phủ đang nỗ lực kích thích chi tiêu", ông Tu nói.

Bất chấp một số dữ liệu lạc quan trong tháng 8 sau một loạt các biện pháp hỗ trợ, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với những trở ngại về tốc độ trên con đường phục hồi, bao gồm niềm tin thấp và thị trường bất động sản èo uột.

Do đó, nhiều người được khảo sát đã báo cáo việc rút lui khỏi đầu tư. Chỉ khoảng 18% cho biết họ nắm giữ cổ phiếu – mức thấp nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu vào năm 2017 – và hơn một phần ba cho biết họ không có bất động sản đầu tư.

Ngược lại, tiền mặt và tiền gửi có kỳ hạn cố định chiếm khoảng 56% danh mục đầu tư của họ.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy thái độ đang thay đổi về khái niệm giàu có ở Trung Quốc. Sau nhiều năm chịu ảnh hưởng bởi COVID-19, những người được hỏi đã hạ thấp tiêu chuẩn của họ về những gì tạo nên sự giàu có.

Năm 2021, định nghĩa "giàu có về tài chính" ở Trung Quốc là sở hữu tài sản lưu động từ 5,06 triệu nhân dân tệ trở lên, nhưng con số này đã giảm xuống còn 4,23 triệu nhân dân tệ trong năm nay.

Lisa Hunt, người đứng đầu bộ phận dịch vụ quốc tế của Charles Schwab, cho biết điều tương tự cũng đã xảy ra ở Mỹ.

Bà giải thích: "Tôi nghĩ điều đó được thúc đẩy bởi một chút thực tế. Tất cả chúng ta đều đã thay đổi suy nghĩ, ví dụ như nếu không đi du lịch nhiều nữa, chúng ta dành nhiều thời gian hơn ở nhà và có thể làm được nhiều việc hơn với ít chi phí hơn".

Lisa cho biết thêm, bất chấp sự bi quan rõ ràng này, những người mới giàu ở Trung Quốc lại thể hiện sự tự tin ngày càng tăng về tình hình tài chính của họ, phần lớn là do niềm tin vào khả năng đạt được mục tiêu bản thân.

Mặc dù không có định nghĩa chính thức nào về tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc, nhưng cụm từ thường được sử dụng là "nhóm thu nhập trung bình", mà Cục Thống kê Trung Quốc định nghĩa là hộ gia đình ba người có thu nhập từ 100.000 đến 500.000 nhân dân tệ mỗi năm.

Việc mở rộng nhóm này là một ưu tiên chính sách rõ ràng của Bắc Kinh. Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của đất nước, được ban hành vào năm 2021, nhấn mạnh sự cần thiết phải có thu nhập khả dụng cao hơn như một phần của nỗ lực hướng tới "sự thịnh vượng chung" hoặc bình đẳng xã hội lớn hơn.

(Nguồn: SCMP)

GIA HÂN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement