Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc được phân chia thế nào?

Báo cáo phân tích

16/09/2023 14:04

Một nghiên cứu mới được công bố bởi Tập đoàn tư vấn Boston (BCG) cho thấy sự khác biệt rõ rệt trong việc định hình hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Trung Quốc thông qua ba yếu tố là giá trị, triết lý sống và mô hình tiêu dùng.

Báo cáo dựa trên khảo sát người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu và phân loại các trung tâm đô thị của Trung Quốc thành hai loại là thành phố "mới nổi" và thành phố "truyền thống".

Ở các thành phố mới nổi như Thâm Quyến, nơi được đánh dấu bởi sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ và lối sống nhịp độ nhanh, người tiêu dùng ưu tiên tính hiệu quả và tìm kiếm những trải nghiệm phong phú, trong khi tốc độ chậm hơn ở các thành phố công nghiệp truyền thống như Thanh Đảo và Côn Minh dẫn đến việc ưu tiên các nghi lễ và sự quen thuộc.

Khi nói đến triết lý sống, người tiêu dùng ở các thành phố mới nổi thể hiện sự yêu thích mạnh mẽ đối với việc thay đổi và thể hiện bản thân, đồng thời sử dụng các thuật ngữ như "đổi mới", "chuyển đổi" và "doanh nghiệp", trong khi những người ở các thành phố công nghiệp truyền thống lại bị thu hút bởi các khái niệm như "ổn định", "thuộc về" và "cân bằng".

Tầng lớp trung lưu của Trung Quốc ước tính sẽ đạt 40% dân số vào năm 2030, ý nghĩa của tính hai mặt này đối với thương hiệu và thương mại, cả trong nước và quốc tế là rất sâu sắc.

Điều gì phân chia hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc? - Ảnh 1.

Theo một nghiên cứu mới của BCG, hành vi của người tiêu dùng, triết lý sống và các giá trị khác nhau giữa các thành phố Trung Quốc “mới nổi” và “truyền thống”. Ảnh: Bapt

Các hoạt động thương mại và bán lẻ đã trở thành chủ đề nóng trong thời kỳ đại dịch khi việc đi lại của người dân Trung Quốc bị hạn chế nghiêm ngặt. Nội địa hóa ở Trung Quốc là một chủ đề quan trọng đối với các doanh nghiệp.

BCG đã thực hiện nghiên cứu định tính về người tiêu dùng trung lưu thành thị điển hình từ 18 - 50 tuổi ở Trung Quốc. Nghiên cứu tập trung vào cư dân thuộc ba thế hệ (X, Y và Z) từ các thành phố có dân số trên 5 triệu người. Thu nhập trung bình hàng tháng của người được khảo sát dao động từ 1.325 USD - 4.130 USD.

Các thành phố có các ngành công nghệ thông tin và y sinh tiên tiến được phân loại là thành phố công nghiệp "mới nổi", bao gồm Thành Đô, Tây An, Hàng Châu và Trường Sa. Trong khi đó, các thành phố công nghiệp "truyền thống" như Trịnh Châu, Cáp Nhĩ Tân, Trường Xuân và Côn Minh bị chi phối bởi các lĩnh vực như dầu khí, sắt thép và sản xuất.

Với việc phân tích được hành vi tiêu dùng tương phản giữa các thành phố, các thương hiệu nước ngoài sẽ tiến hành tạo ra các chiến dịch và hoạt động có mục tiêu phù hợp với điều kiện phát triển của từng thành phố.

Khía cạnh hấp dẫn nhất của nghiên cứu này là cách những người tiêu dùng thành thị Trung Quốc nhận thức về giá trị. Ở các thành phố mới nổi, nơi sự thay đổi thứ bậc và nhịp sống diễn ra nhanh chóng và rõ rệt hơn, người ta sẵn sàng cạnh tranh và thăng tiến hơn trong các bậc thang kinh tế xã hội.

Ở đây, giá trị tiêu dùng thường được đánh giá từ góc độ kinh tế xã hội rộng hơn. Việc truyền tải những ý tưởng và câu chuyện văn hóa mới mẻ cũng khiến người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu cởi mở hơn với các giá trị đa dạng.

Tuy nhiên, tại các thành phố công nghiệp truyền thống, nơi những thay đổi về thứ bậc diễn ra dần dần, có xu hướng thiên về các thước đo giá trị phổ quát, hữu hình, phản ánh hành vi tiêu dùng thận trọng hơn.

Điều gì phân chia hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc? - Ảnh 2.

Thâm Quyến được mệnh danh là “Thung lũng Silicon của Trung Quốc”. Ảnh: Shutterstock

Nói đơn giản là các thành phố mới nổi coi trọng sự đổi mới và tính đa dạng, trong khi các thành phố truyền thống ủng hộ sự ổn định và giá trị thực hành lâu dài. Đối với việc mở rộng của các các thương hiệu đến các thành phố trung tâm sang trọng và đông đúc như Bắc Kinh, Thượng Hải, những phát hiện này mang lại nhiều điều đáng suy ngẫm.

Sự giàu có của Trung Quốc lan rộng ra khỏi các thành phố cấp cao đến các thành phố cấp thấp hơn. Với việc thành lập các trung tâm sang trọng mới như Thành Đô và Thâm Quyến, các thương hiệu nên hướng tới những khác biệt quan trọng về văn hóa và nhân học để điều chỉnh cũng như tối ưu hóa chiến lược phát triển của họ tại Trung Quốc.

(Nguồn: Huazhongwen)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement