Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Khủng hoảng bất động sản đang 'đốt cháy' tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc

Bảo vệ người mua nhà

25/07/2022 08:57

Khủng hoảng bất động sản ngày càng nghiêm trọng ở Trung Quốc đã và đang gây ra làn sóng chấn động đến tầng lớp trung lưu, vốn chiếm 400 triệu người của quốc gia này, những người đã từng tin rằng bất động sản là tài sản sẽ mang lại sự giàu có bền vững.

Thị trường bất động sản trên toàn Trung Quốc đã bị đình trệ trong thời gian gần đây và giá nhà giảm khiến nhiều người dân ở quốc gia đông dân nhất thế giới phải cắt giảm chi tiêu, trì hoãn việc kết hôn và các quyết định khác trong cuộc sống và trong nhiều trường hợp, người mua nhà đã giữ lại các khoản thanh toán thế chấp đối với những ngôi nhà chưa hoàn thành.

Khủng hoảng thị trường Bất động sản Trung Quốc, người dân gồng mình gánh nợ - Ảnh 1.

Các tòa nhà chung cư chưa hoàn thiện tại một dự án Evergrande ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Peter, một trong những người đã từ bỏ việc bắt đầu kinh doanh của riêng mình cũng như mua một chiếc BMW 5 series sau khi việc xây dựng ngôi nhà trị giá 2 triệu nhân dân tệ (300.000 USD) của anh ở Trịnh Châu, thủ phủ của tỉnh Hà Nam, đã bị Tập đoàn Aoyuan Trung Quốc tạm dừng. Hiện anh đang gánh một khoản thế chấp chiếm tới 90% thu nhập khả dụng của mình cho một ngôi nhà mà anh ta có thể không bao giờ nhìn thấy.

"Tôi biết mọi khoản đầu tư đều đi kèm với rủi ro và bạn phải trả giá cho sự lựa chọn của chính mình. Chủ nhà không phải là người đáng trách và không nên gánh chịu hậu quả này", Peter nói, đồng thời yêu cầu không sử dụng tên đầy đủ hoặc bất kỳ chi tiết cá nhân nào vì sợ bị gây khó khăn.

Peter là một trong số hàng trăm nghìn người mua nhà tại hơn 90 thành phố trên khắp Trung Quốc tẩy chay khoản thế chấp trị giá 2 nghìn tỷ nhân dân tệ sau khi các công ty như Aoyuan và China Evergrande Group tạm dừng các dự án. 

Số lượng người trung lưu ngày càng tăng ở Trung Quốc và theo ước tính khoảng 70% của cải của tầng lớp này gắn liền với nhà ở. Tuy nhiên, tần lớo trung lưu này đang tham gia vào việc từ chối thanh toán và điều này thực sự đang gây ra mối đe dọa đối với nền kinh tế và sự ổn định xã hội của quốc gia này.

Nhà chức trách Trung Quốc hiện đang gấp rút xoa dịu tình hình bằng một số đề xuất như ân hạnthời gian thanh toán các khoản vay, để chính quyền địa phương và các ngân hàng vào cuộc giải cứu...

Nhà phân tích Kristy Hung của Bloomberg Intelligence ước tính, việc tạm dừng xây dựng có thể "đóng băng" đến 4,7 nghìn tỷ nhân dân tệ trong các ngôi nhà ở Trung Quốc và có thể cần tới 1,4 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương khoảng 1,3% tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia để hoàn thành chúng.

Người mua nhà phải trả tiền trước khi có nhà

Thị trường nhà ở của Trung Quốc là thứ duy nhất được bán trước khi chúng được xây dựng với các khoản thanh toán thế chấp bắt đầu ngay từ ban đầu. Khoản tiền mặt trả trước này đã giúp thúc đẩy sự bùng nổ nhà ở bằng cách cho phép các nhà phát triển bắt đầu các dự án mới.

Khủng hoảng thị trường Bất động sản Trung Quốc, người dân gồng mình gánh nợ - Ảnh 2.

Các dự án bất động sản bị tạm dừng không phải là chưa từng xảy ra ở Trung Quốc, nhưng tình trạng hỗn loạn nghiêm trọng hiện nay là chưa từng có. Nó diễn ra khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại sau hơn hai năm kể từ khi nước này bắt đầu thời kỳ phong tỏa chống Covid-19 và một cuộc đàn áp sâu rộng đối với khu vực tư nhân với danh nghĩa "thịnh vượng chung" của Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu và điều này đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc lên mức cao kỷ lục.

Giá nhà đã giảm trong 10 tháng liên tiếp, trong khi thu nhập khả dụng trên đầu người giảm trong quý thứ năm liên tiếp vào cuối tháng 6. 

Hong Hao, cựu chiến lược gia về Trung Quốc tại Bocom International Holdings, cho biết việc từ chối thế chấp sẽ làm giảm giá nhà và doanh số bán nhà, tạo ra hiệu ứng tiêu cực cho nền kinh tế.

"Tôi không nghĩ đó là một cách tốt. Nhiều người đã quen với việc nghĩ rằng giá nhà sẽ không bao giờ giảm. Nhưng cũng từ chính những ý nghi đó dẫn đến sự thay đổi tình hình là ở đây", Hong nói về thị trường bất động sản

Andy Xie, một nhà kinh tế độc lập có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết chu kỳ bất động sản dài đã thay đổi.

Ở Trung Quốc, nơi thu nhập khả dụng trên đầu người chỉ bằng một phần nhỏ ở Mỹ, thường phải mất nhiều năm tiết kiệm mới đủ tiền mua một căn hộ, thường có giá vài triệu nhân dân tệ ở các trung tâm đô thị chính. Các cặp vợ chồng trẻ thường dựa vào cha mẹ và ông bà để giúp tài trợ cho việc mua sắm - cái gọi là "sáu chiếc ví" (là tên của một cách tiết kiệm tiền bằng việc chia nhỏ thu nhập hàng tháng thành nhiều khoản nhằm chi tiêu có giới hạn hơn). 

Li, một nhân viên công ty công nghệ đã bị cắt giảm 25% lương trong năm nay, hiện đang sử dụng một phần ba tiền lương của mình để trả khoản thế chấp 4.000 nhân dân tệ hàng tháng cho dự án phát triển Evergrande đang bị đình trệ ở Vũ Hán. Trong tháng này, anh đã cùng với khoảng 5.000 người khác tham gia một cuộc tẩy chay trả các khoản này để thúc đẩy chính quyền địa phương và nhà phát triển khởi động lại việc xây dựng dự án, nơi được cho là có 39 tòa nhà chọc trời.

Chàng trai 26 tuổi nói rằng anh ấy "sợ hãi" về tương lai của mình và sợ bắt đầu một mối quan hệ vì anh ấy không chắc mình sẽ sở hữu tài sản để đáp ứng cho yêu cầu cho hôn nhân.

Người mua nhà phản ứng mạnh

Người mua nhà cũng đang xem xét các biện pháp pháp lý, đặc biệt là chống lại các ngân hàng. Một số phán quyết của tòa án trước đó có lợi cho người mua, hủy bỏ hợp đồng mua nhà của họ và yêu cầu các chủ đầu tư trả lại các khoản thanh toán, hoàn trả các khoản thế chấp còn lại.

Khủng hoảng thị trường Bất động sản Trung Quốc, người dân gồng mình gánh nợ - Ảnh 3.

Guo, người mua một dự án Evergrande ở Hà Nam, đã kiện ngân hàng của mình sau khi dự án bị tạm dừng vào năm ngoái và ngân hàng đã không chuyển số tiền dự định xây dựng vào tài khoản ký quỹ.

"Chính ngân hàng ký quỹ và chủ đầu tư đã vi phạm pháp luật, tại sao người mua nhà phải trả giá?", anh ấy bức xúc nói.

Ngân hàng mà Peter vay cũng không thể chuyển tiền vào một tài khoản ký quỹ được cho là để hỗ trợ dự án, cho phép nhà phát triển tự do sử dụng tiền. Anh và những người mua nhà khác đã nói lên điều này trong lá thư tẩy chay trả tiền thế chấp của họ.

Evergrande và Aoyuan đã không trả lời ngay lập tức về các vấn đề trên.

Không phải tất cả người dân đều sẵn sàng phản đối hoặc gây áp lực với chính quyền địa phương. Tom, người vào năm 2021 đã mua nhà trong một dự án của Evergrande ở Jingdezhen, không có kế hoạch ngừng thanh toán thế chấp hoặc tham gia các cuộc biểu tình vì lo ngại điều đó có thể làm ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của anh. Anh tin tưởng chính quyền địa phương sẽ đảm bảo hoàn thành dự án.

Nhưng nhiều người mua, đặc biệt là những người cao tuổi, không có đủ điều kiện để chờ đợi. Liu, một người về hưu ở Jingdezhen, không thể đủ điều kiện vay ngân hàng và đã sử dụng số tiền tiết kiệm cả đời khoảng 800.000 nhân dân tệ cho một căn hộ có thang máy. Ông ta đã hai lần đến công trường và không hề thấy dự án nào đang hoạt động.

"Điều tốt nhất chúng tôi có thể hy vọng là chính phủ có thể giải quyết tình trạng này. Nhưng thành thật mà nói, ngay cả điều đó cũng có vẻ như là một hy vọng xa vời", Liu, người sống bằng lương hưu khoảng 3.500 nhân dân tệ một tháng, nói.

(Nguồn: Bloomberg)

Thảo Vy
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement