Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Phương Tây tăng viện trợ quân sự cho Ukraina, một cuộc chiến khốc liệt và dai dẳng sắp bắt đầu?

Kinh tế thế giới

30/04/2022 17:14

Việc Mỹ và các nước phương Tây tăng cường viện trợ các thiết bị quân sự hạng nặng cho Ukraina cho thấy cuộc chiến ở Ukraina sắp bước vào giai đoạn mới: tàn khốc và dai dẳng hơn rất nhiều.

Cuộc chiến ở Ukraine ngày càng mở rộng.

Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraina đã bị chậm lại do sự phản kháng quyết liệt của dân, quân nước này và sự hỗ trợ của phương Tây. Theo các nhà phân tích, cả hai bên dường như đã sẵn sàng tham gia vào một cuộc xung đột kéo dài và đang có dấu hiệu ngày càng lan rộng.

Trong tuần này, hàng loạt động thái từ Moscow cho thấy, nước này đang gia tăng các mối đe dọa: từ cảnh báo về việc đối đầu hạt nhân, cắt nguồn cung cấp năng lượng và thậm chí là để mắt đến các vùng lãnh thổ mới,…

Phương Tây tăng viện trợ quân sự cho Ukraina, một cuộc chiến khốc liệt và dai dẳng sắp bắt đầu?   - Ảnh 1.

Một binh sỹ Ukraina tại tiền tuyến.

Về phía Hoa Kỳ và các đồng minh, những biểu hiện trong những ngày qua cũng cho thấy họ đang sẵn sàng chuyển các lô hàng vũ khí hạng nặng và thiết bị quân sự mới để hỗ trợ cho quân đội Ukraina.

Điện Kremlin và phương Tây dường như đã chấp nhận một cuộc đụng độ rộng lớn hơn ở Ukraina, một cuộc đụng độ vượt xa khu vực Donbas và có thể xác định rõ bối cảnh của châu Âu trong tương lai – đó là giống như thời kỳ châu lục này ở trong cuộc Chiến tranh Lạnh.

Các quan chức Mỹ cho biết, việc Tổng thống Joe Biden yêu cầu Quốc hội cung cấp 33 tỷ USD cho Ukraina, trong đó bao gồm 20 tỷ USD hỗ trợ trang thiết bị quân sự, sẽ cho phép Kyiv chống chọi với sự tấn công ngày càng tăng của quân đội Nga trong vài tháng tới.

Phát biểu với các phóng viên sau chuyến thăm Kyiv, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd J. Austin cho biết Hoa Kỳ muốn thấy Nga "suy yếu đến mức không thể làm những điều mà họ đã làm khi xâm lược Ukraine" và điều này đã làm cho một số quốc gia đồng minh châu Âu không hài lòng vì nó làm gia tăng thêm căng thẳng.

Dan Hamilton, thành viên cao cấp tại Viện Brookings, nói với NBC News rằng một số quốc gia, đặc biệt là Pháp, đã cảm thấy "khó chịu" trước nhận xét của Austin vì điều này sẽ tăng nguy cơ cuộc chiến sẽ lan rộng ra ngoài Ukraina và tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

"Họ (tức châu Âu) nói rằng"đó không phải là cách tiếp cận của chúng tôi đối với vấn đề này", Hamilton nói. "Nhưng đó chắc chắn là cách tiếp cận của Ba Lan, cách tiếp cận của các nước Baltic, cách tiếp cận của Ukraina đối với nó", ông nói thêm.

Trong khi đó, quyết định của Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria được phương Tây coi là một bước leo thang lớn.

Phương Tây tăng viện trợ quân sự cho Ukraina, một cuộc chiến khốc liệt và dai dẳng sắp bắt đầu?   - Ảnh 2.

Cuộc chiến được dự báo sẽ tàn khốc và dai dẳng hơn rất nhiều.

William Alberque, Giám đốc chiến lược, công nghệ và kiểm soát vũ khí tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại London, cho biết động thái này cho thấy "tất cả các công cụ quyền lực phi quân sự khác hiện đang được Nga vận hành như thế nào".

Những phát ngôn gần đây của Điện Kremlin ngày càng trở nên gay gắt hơn.

Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov cảnh báo rằng, các chuyến hàng vũ khí của phương Tây tới Ukraina là một "mục tiêu hợp pháp" của Nga và điều này làm tăng nguy cơ xung đột trực tiếp giữa Nga và các thành viên NATO.

Ngoại trưởng Lavrov đồng thời cảnh báo các đồng minh của Ukraina về nguy cơ chiến tranh thế giới thứ ba và nhấn mạnh rằng, viễn cảnh Nga triển khai vũ khí hạt nhân "không nên bị đánh giá thấp".

Thông tin mới nhất này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Moscow cho biết họ đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân mới của mình.

Ông Alberque cho biết, Nga dưới thời Putin đã có một lịch sử lâu dài về những mối đe dọa tương tự. Cụ thể, những lời đe dọa đó được đưa ra vào năm 1999, sau khi NATO ném bom Nam Tư; trong cuộc Chiến tranh Gruzia năm 2008 và gần đây nhất là vào năm 2015, khi Đan Mạch cố gắng gia nhập lá chắn tên lửa của NATO.

Trong khi nhấn mạnh rằng không có khả năng Nga muốn tham gia vào một cuộc xung đột hạt nhân, ông Alberque nói rằng, lời đe dọa đơn thuần là một mục đích chiến lược của TT Putin đối với Ukraina.

 "Nga tin rằng các mối đe dọa thường có tác dụng buộc kẻ thù ức chế và hạn chế việc ra quyết định. Theo thời gian, ông Putin đã học được rằng, các mối đe dọa thực sự sẽ làm mọi người lo lắng", ông nói thê.

Rose Gottemoeller, cựu phó Tổng thư ký NATO và là nhà đàm phán kiểm soát vũ khí của Hoa Kỳ, người từng phục vụ dưới thời chính quyền Clinton và Obama, nói rằng mối đe dọa về một cuộc xung đột hạt nhân của Nga với phương Tây đã tăng dần dưới thời Putin.

Vũ khí hạt nhân cũng không phải là mối đe dọa duy nhất mà Moscow sử dụng trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraina đang trở nên khốc liệt trong những ngày gần đây.

Chỉ huy quân sự Rustam Minnekaev tuần trước nói bóng gió rằng, Nga đang nhắm mục tiêu chiếm đóng Transnistria, một nước cộng hòa ly khai chưa được công nhận của Moldova nằm ở sườn phía Tây Nam của Ukraina. Ít nhất ba vụ nổ đã được báo cáo trên lãnh thổ này trong tuần này.

Tatsiana Kulakevic, giáo sư liên kết tại Viện Đại học Nam Florida chuyên nghiên cứu về Nga, nói rằng việc Nga mở rộng đường cung ứng - vốn đã kéo dài thêm vài trăm km về phía Đông - sẽ là một thách thức, nhưng TT Putin có thể coi đó là một rủi ro chấp nhận được.

Kulakevic nói: "Nếu Nga đến được Transnistria bằng đường bộ, thì đó là lúc chúng ta có thể thấy một động thái của Nga chống lại Moldova. "Moldova nằm trong danh sách các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ mà Putin nói rằng không nên tồn tại", ông nói thêm.

Thật vậy, ông Hamilton nói rằng phương Tây không nên ảo tưởng rằng Putin đang đánh giá khả năng mở rộng chiến tranh.

Việc Nga dự định chinh phục nhanh chóng lãnh thổ Ukraina và loại bỏ chính quyền ở Kyiv đã không thành hiện thực, chủ yếu là do sự kháng cự quyết liệt của quân địa phương, một đội quân phòng thủ được huấn luyện tốt.

"Nhưng ở Moldova - một quốc gia yếu hơn nhiều, rất mong manh, nghèo nàn, với một thực thể ly khai trên lãnh thổ và không có năng lực quân sự thực sự - ta có thể dễ dàng nhận thấy một chiến lược đánh phủ đầu sẽ diễn ra nhanh chóng", ông Hamilton nói thêm.

Cho dù các mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc xâm lược các vùng lãnh thổ mới có thực tế hay không, chúng vẫn đã phổ biến ngay khi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine bị đình trệ.

Sau khi buộc phải rút lui khỏi ngoại ô Kyiv vào đầu tháng 4, sự kiểm soát của Nga hiện chỉ giới hạn ở các khu vực phía Đông và phía Nam, đặc biệt là Donbas. Khu vực này nằm cạnh Biển Đen, nơi TT Putin đã tuyên bố chiến thắng nhưng cũng là nơi quân đội Ukraina vẫn đang kháng cự tại thành phố cảng Mariupol đổ nát.

Ngoài sự hỗ trợ gấp đôi của Hoa Kỳ, các nước châu Âu - đặc biệt là Đức - dường như sự viện trợ đã vượt qua sự miễn cưỡng ban đầu. Giờ đây, các thiết bị quân sự sát thương được chuyển đến Ukraina ngày càng nhiều bất chấp lời cảnh báo của Ngoại trưởng Lavrov.

"Chúng ta đang ở trong một giai đoạn khác của cuộc chiến, nó khác với thời điểm từ cuối tháng Hai đến đầu tháng Tư. Khi đó, Nga nghĩ rằng họ sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến nhanh chóng và vì vậy phương Tây chỉ gửi bất kỳ thứ gì họ có thể", Alberque nói.

"Giai đoạn này Ukraine đơn giản chỉ cần các thiết bị khác nhau", ông nói.

Hiện chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa là Nga kỷ niệm Ngày Chiến thắng - ngày kỷ niệm Liên Xô đánh bại Đức Quốc xã - một ngày lễ theo truyền thống đi kèm với lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ở Moscow.

Nhưng một giải pháp kết thúc cuộc chiến nhanh chóng dường như khó có thể xảy ra đối với cuộc xung đột vốn đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người Ukraina và Nga và có khả năng để lại mối thù dai dẳng trên toàn bộ khu vực.

Hamilton nói rằng, sau khi nổi tiếng quốc tế vì phản ứng trước cuộc tấn công của Nga, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy không có khả năng chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào cho phép Nga giữ lãnh thổ mà họ đã chiếm. Và ông Putin cũng không có khả năng chấp nhận bất kỳ yêu cầu nào để trả lại nó.

Ông nói rằng, tình huống tốt nhất có thể liên quan đến một lệnh ngừng bắn và một "giới hạn kiểm soát kéo dài" với quân đội từ cả hai nước.

 "Chúng tôi đang đối mặt với cuộc đối đầu dai dẳng và một không gian thường xuyên - nếu không muốn nói là rất thường xuyên – xảy ra bạo lực ở Đông Âu", ông nói.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement