Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Peel da có thật sự 'thay da đổi thịt' hay lột luôn nhan sắc?

Làm đẹp

10/04/2023 10:25

Peel da đang là một trong những phương pháp làm đẹp rất được ưu chuộng hiện nay. Song, peel da có phải là phương pháp

Peel da là gì? 

Peel da (thường được gọi là thay da sinh học hay chemical peel) là phương pháp làm đẹp sử dụng các hợp chất hóa học tự nhiên tác động lên bề mặt da, thay mới tế bào trên da để làm da sáng mịn hơn. Mục đích của peel là hỗ trợ cho việc nhanh lành sẹo, điều trị các vấn đề sắc tố…

Việc peel da thông thường sẽ tác động nhiều đến lớp biểu bì (bề mặt da) với việc bong tróc nhẹ tế bào chết. Đối với việc “lột” những tầng sâu hơn như trung bì, hạ bì thì cần sự chỉ định y khoa của bác sĩ.

+ Peel da ở mức độ nhẹ giúp da tẩy bào chết, loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn, làm sạch sâu. Từ đó da trở nên sáng mịn hơn, hạn chế xuất hiện mụn do lỗ chân lông được thông thoáng. 

+ Đối với peel da mức độ sâu, peel da được sử dụng để điều trị các vấn đề về lão hóa da như nếp nhăn, đốm nâu, tàn nhan, tăng sắc tố da, và hỗ trợ cải thiện những vết sẹo trên da.

"Peel da" - có thật sự thay da đổi thịt?  - Ảnh 1.

Các biến chứng và tác dụng phụ khi peel da 

Cộng đồng làm đẹp tại Việt Nam đã từng xôn xao về hình ảnh da lột thành từng mảng của một nhân vật nổi tiếng khi cô đưa chúng lên để quảng bá cho một thương hiệu mỹ phẩm. Những bức ảnh này gây nên nhiều tranh cãi bởi tính chất có phần ghê rợn khi làn da bị peel (lột da hóa học) rất mạnh, đỏ ửng và bong tróc thành từng mảng. Đẹp đâu chưa thấy, đó là dấu hiệu của việc da đã bị tổn thương và tàn phá nặng nề và phải cần rất nhiều thời gian để hồi phục được như ban đầu.

Bác sĩ chuyên khoa da liễu Phạm Hồ Thanh Thanh cho biết: "Mức độ đi sâu vào lớp nào của da đôi khi bác sĩ cũng không thể xác định chính xác được. Lý do vì phương pháp peel hiện nay đa phần là quét hoặc bôi lên da. Vì vậy, độ thẩm thấu sẽ không thể nhìn thấy mà chỉ dựa vào kinh nghiệm của người làm".

Các bác sĩ sẽ cảm nhận da với độ dày, độ mỏng khác nhau để dự đoán khả năng thẩm thấu. Điều cốt lõi của peel da là bác sĩ sẽ theo dõi sát sao để nhận ra điểm giới hạn chịu đựng của một làn da. Vì nếu vượt qua ngưỡng đó, các axit sẽ gây ra nhiều tổn hại cho làn da của bạn.

Thật sự thì đây là là một hình thức làm đẹp cần chuyên môn của bác sĩ với kiến thức và tay nghề cao để có thể kiểm soát quá trình peel. Trong khi đó, phần lớn người dùng hiện nay lại xem peel như chuyện dễ như ăn bánh và có thể làm tại nhà. 

Ngành công nghiệp làm sản phẩm peel da thì phát triển nhanh chóng. Trong khi đây là những sản phẩm cần được nghiên cứu rất kĩ (vì tính chất hóa học mạnh của axit) thì nay rất nhiều hàng nội địa trôi nổi, kém chất lượng lại được quảng bá là sản phẩm peel da thần kỳ.

Người dùng hầu hết không có kinh nghiệm, không biết nhìn điểm giới hạn da và không thể xác định các cảm giác của da khi peel là bình thường hay dấu hiệu của bỏng da. Vì vậy, nếu tự ý mua các loại axit để peel tại nhà thì nguy cơ không an toàn rất cao. 

Nếu bạn thấy da bong từng mảng, sạm đen, đỏ mạnh thì đó là da đã bị bỏng do axit. Đây là lúc phải đến ngay cơ sở y tế để thăm khám nếu không muốn biến chứng nặng hơn.

"Peel da" - có thật sự thay da đổi thịt?  - Ảnh 2.

Làn da đỏ ửng, tổn thương vì bong tróc.

Những người không nên peel da

Mặc dù peel da mang lại nhiều lợi ích cho da nhưng nó sẽ phải được cân nhắc và thăm khám chặt chẽ đối với những đối tượng sau:

+ Những người có tình trạng da mụn sưng đỏ hoặc mụn viêm, vết thương hở.

+ Phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc đang cho con bú.

+ Không áp dụng cho người có tiền sử bệnh gan, tim mạch, tiểu đường.

+ Không hiệu quả đối với người có làn da sẫm màu, hay rối loạn sắc tố, da không đều màu.

+ Các can thiệp trên da khác: như mặt nạ làm trắng, điều trị laser cần ngừng ít nhất 1 tuần trước lột.

Đối với những người mong muốn điều trị các nếp nhăn sâu ở những người cao tuổi, việc peel da chỉ là phương pháp hỗ trợ, không phải là phương pháp thay thế chính. Cần phương pháp xâm lấn có tác động mạnh hơn như tiêm filler hay tiêm chất làm đầy thì mới đạt được kết quả rõ rệt.

Những điều lưu ý sau peel

Để tránh tình trạng xảy ra các tác dụng phụ sau khi peel da hay các biến chứng không mong muốn, đồng thời tối ưu hiệu quả peel da, chúng tôi xin lưu ý tới bạn một số thông tin sau đây:

+ Không sử dụng các sản phẩm chứa cồn khô, dầu khoáng, chất tạo màu, chất tạo mùi hay bất kì thành phần dễ gây kích ứng nào khác trong quy trình chăm sóc da sau peel. Đây cũng là tiêu chí bạn nên cân nhắc khi lựa chọn mỹ phẩm cho da. 

 + Ngưng sử dụng các sản phẩm chứa các thành phần mạnh như BHA, AHA, Retinol, Vitamin C cho đến khi làn da phục hồi về trạng thái ban đầu. Thông thường, đối với trường hợp peel da tại nhà, thời gian hồi phục của da chỉ kéo dài từ 1-2 ngày. 

+ Bảo vệ da với kem chống nắng phổ rộng – Broad Spectrum có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Tăng cường dưỡng ẩm cho da với các sản phẩm lành tính chứa những thành phần cấp ẩm sâu như Hyaluronic Acid, Glycerin, Ceramides hay các chiết xuất làm dịu da như chiết xuất yến mạch, nha đam,… Bước làm này sẽ giúp hạn chế tình trạng khô da, bong tróc hay mẩn đỏ, kích ứng. 

 + Không nên tác động bằng tay để nặn mụn hay bóc các lớp da đang bong tróc. Điều này có thể làm tổn thương da và gây nhiễm trùng. Thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình chăm sóc da cơ bản với những sản phẩm an toàn, lành tính và dịu nhẹ nhất có thể cho làn da.

Bên cạnh đó, hạn chế ăn đồ cay nóng hay các chất kích thích cũng sẽ giúp giảm thiểu và cải thiện các tác dụng phụ sau khi peel da.

Có thể thấy, peel da sinh học là phương pháp làm đẹp giúp bạn cải thiện nhiều vấn đề về da liễu như mụn, lỗ chân lông to, lão hóa da (nám, tàn nhang, nếp nhăn, đốm nâu). Tuy nhiên bạn nên cẩn thận xem xét và hiểu kỹ về tình trạng da của mình để lựa chọn phương pháp làm đẹp tốt nhất!

(Nguồn: Tổng hợp)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement