Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nông dân Mỹ tiêu huỷ nông sản, thực phẩm, trứng và hàng chục triệu lít sữa mỗi ngày

Vĩ mô

27/04/2020 11:00

Việc hàng loạt nhà hàng, trường học, khách sạn đóng cửa do COVID-19 khiến nông dân Mỹ rơi vào tình thế khốn đốn, buộc hàng ngày họ phải tiêu hủy các nông sản, gần 14 triệu lít sữa và 750.000 quả trứng mỗi ngày.

Các nhà hàng và trường học đóng cửa hàng loạt đã buộc phải chuyển đổi đột ngột từ các thị trường dịch vụ thực phẩm bán buôn này sang các cửa hàng tạp hóa bán lẻ, tạo ra những cơn ác mộng về hậu cần cũng như thực phẩm đóng gói  khiến các nhà máy chế biến sữa, bơ và phô mai...phải đổ bỏ, theo Reuters đưa tin.

Tại các bang Wisconsin và Ohio của Mỹ, nông dân nước này cũng đang phải trải qua khoảng thời gian tồi tệ. Mỗi ngày, nông dân ở đây phải đổ gần 14 triệu lít sữa xuống hồ nước mặn và hố phân. Gần 750.000 quả trứng và nhiều nông sản tươi khác cũng buộc phải tiêu hủy hàng tuần.

Chủ một trang trại ở bang Florida đã thốt lên trong đau đớn khi tận mắt chứng kiến chiếc máy cày phá nát thửa đậu đang xanh tốt của mình. Còn tại tiểu bang Idaho, nông dân cũng đã phải đào hố để chôn gần 500.000 kg hành tím vì không tìm được đầu ra. 

Hàng chục triệu tấn sản phẩm được trồng ở Mỹ đang thối rữa trên các cánh đồng.
Hàng chục triệu tấn sản phẩm được trồng ở Mỹ đang thối rữa trên các cánh đồng.
  Nông dân nuôi bò sữa trên khắp nước Mỹ đã phải đổ hàng 14 triệu lít sữa do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Sự lãng phí đã trở nên cực kỳ căng thẳng trong ngành công nghiệp sữa khi đàn bò cần được vắt sữa vài lần một ngày mặc dù không có người mua.
sua

Nông dân nuôi bò sữa trên khắp nước Mỹ đã phải đổ hàng 14 triệu lít sữa do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Sự lãng phí đã trở nên cực kỳ căng thẳng trong ngành công nghiệp sữa khi đàn bò cần được vắt sữa vài lần một ngày mặc dù không có người mua.

  Hiệp hội thực phẩm sữa quốc tế cho biết, việc sụt giảm kinh doanh đã buộc phải bán phá giá khoảng 5% nguồn cung sữa ở Mỹ. 

Hiệp hội thực phẩm sữa quốc tế cho biết, việc sụt giảm kinh doanh đã buộc phải bán phá giá khoảng 5% nguồn cung sữa ở Mỹ. 

Ở nhiều nhà máy chế biến sữa, máy móc được thiết kế để đóng gói phô mai vụn trong túi lớn cho nhà hàng hoặc đóng các gói sữa nhỏ cho trường học và điều đó không phù hợp với các hãng bán lẻ. Họ sẽ mất hàng triệu USD để đầu tư máy móc đóng gói các sản phẩm phô mai và chai sữa phù hợp để bán tại các cửa hàng tạp hoá.

Trong khi đó, các nông dân sản xuất thực phẩm làm từ sữa cũng đang tiêu huỷ sản phẩm của mình, khi không thể bán cho các nhà sản xuất. Các trang trại nuôi gà cũng tiêu huỷ trứng để giảm bớt nguồn cung, còn trái cây, hoa quả thì thối rữa trên các khu vườn, trong bối cảnh đội ngũ làm việc và nguồn cung gặp gián đoạn.

Theo Thời báo New York, nhà chế biến gà Sanderson Farms đã phải tiêu hủy 750.000 quả trứng mỗi ngày vì các chuỗi cung ứng đã bị gián đoạn. Những quả trứng bị tiêu hủy được gửi đến một nhà máy nơi chúng được biến thành thức ăn cho vật nuôi.

  Theo New York, nhà chế biến gà Sanderson Farms đã phải tiêu hủy 750.000 quả trứng mỗi ngày vì chuỗi cung ứng nhà hàng thông thường của nó đã bị gián đoạn.
CL8k9ktTURBXy80YWRlMzFiMS00ZTAzLTQyZGItYjk5MC1iYzk1Yzc2NGI1YTgucG5nkpUCzQMUAMLDlQIAzQL4wsOBoTAB

Theo New York, nhà chế biến gà Sanderson Farms đã phải tiêu hủy 750.000 quả trứng mỗi ngày vì chuỗi cung ứng nhà hàng thông thường của nó đã bị gián đoạn.

  Nhu cầu giảm nhanh chóng khiến nhiều người nông dân không có lựa chọn nào khác ngoài việc vứt bỏ hoặc để lại trên đồng ruộng vì chi phí hái, đóng gói và lưu trữ các loại cây trồng sẽ chỉ khiến họ rơi vào lỗ. Một số người có nhiều nguồn lực hơn trong tay đã chịu chi phí thu hoạch và quyên góp thực phẩm, nhưng thực tế số lượng nông sản đang bị hủy bỏ với quy mô chưa từng có.
download (1)

Nhu cầu giảm nhanh chóng khiến nhiều người nông dân không có lựa chọn nào khác ngoài việc vứt bỏ hoặc để lại trên đồng ruộng vì chi phí hái, đóng gói và lưu trữ các loại cây trồng sẽ chỉ khiến họ rơi vào lỗ. Một số người có nhiều nguồn lực hơn trong tay đã chịu chi phí thu hoạch và quyên góp thực phẩm, nhưng thực tế số lượng nông sản đang bị hủy bỏ với quy mô chưa từng có.

Nông dân Mỹ tiêu huỷ nông sản, thực phẩm, trứng và hàng chục triệu lít sữa mỗi ngày
11virus-foodwaste-5-superJumbo

Một nông dân ở bang Idaho đã đào những con mương khổng lồ để chôn 453 tấn hành tây. Và ở Nam Florida, một khu vực cung cấp phần lớn nông sản cho nửa phía Đông của nước Mỹ, máy kéo đang phá nát các cánh đồng đậu và bắp cải, bới tung những lá rau đã chín.

 Hàng tấn nông sản tươi như cà chua đã phải tiêu hủy, ngoài ra các loại như bắp cải, đậu xanh, bí xanh và các sản phẩm khác thường được thu hoạch vào thời điểm này trong năm cũng phải phá hủy.
uf-k9kuTURBXy82MDdiYzk0My05OTY1LTQ4NzktYjk5Mi0yMGFkZDI0OGU5NDguanBlZ5KVAs0DFADCw5UCAM0C-MLDgaEwAQ
 Hàng tấn nông sản tươi như cà chua đã phải tiêu hủy, ngoài ra các loại như bắp cải, đậu xanh, bí xanh và các sản phẩm khác thường được thu hoạch vào thời điểm này trong năm cũng phải phá hủy.

Chuyện người ta phải tiêu hủy thực phẩm tươi sống trên diện rộng vào thời điểm nhiều người Mỹ đang bị tổn thương về tài chính và hàng triệu người đột nhiên mất việc, là một sự kiện đặc biệt tồi tệ, thậm chí cả khi so sánh với tiêu chuẩn của đại dịch toàn cầu.

Nó phản ánh sự mất cân bằng sâu sắc về kinh tế do virus gây ra và mức độ khó khăn đối với các ngành lớn của nền kinh tế như nông nghiệp trong việc điều chỉnh cách vận hành để thích nghi theo sự thay đổi đột ngột như vậy.

Ngay cả khi ông Allen và những người nông dân khác đang phá rau tươi, họ vẫn phải trồng lại một vụ mùa mới, hy vọng nền kinh tế sẽ khởi động lại vào thời điểm lô rau tiếp theo sẵn sàng để thu hoạch. Nhưng nếu ngành công nghiệp dịch vụ thực phẩm vẫn phải đóng cửa, thì những cây trồng mới đó cũng có thể phải bị phá hủy.

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement