Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhân giống muỗi 'đặc biệt' để phòng chống sốt xuất huyết, hướng đi mới đầy triển vọng

Sức khỏe

14/09/2023 00:01

Trong nhiều thập kỷ, việc ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết ở Honduras nghĩa là dạy mọi người sợ muỗi và tránh bị chúng đốt. Giờ đây, người Honduras đang được giáo dục về một phương pháp có khả năng hiệu quả hơn để kiểm soát căn bệnh này, và nó đi ngược lại mọi điều họ đã học được.

Cách biến 'kẻ thù' thành 'đồng minh'

Hàng triệu con muỗi đặc biệt đã được thả ở Honduras trong tiếng reo hò phấn khích của người dân. Những con muỗi được thả ra đã được các nhà khoa học nhân giống để chúng mang vi khuẩn Wolbachia rồi thả vào môi trường. 

Wolbachia là loại vi khuẩn tự nhiên, có trong tế bào của khoảng 60% loài côn trùng sống gần gũi xung quanh con người. 

Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học trên thế giới đã thành công trong việc cấy vi khuẩn Wolbachia vào muỗi vằn và chứng minh được rằng trong cơ thể muỗi chúng có khả năng ức chế sự phát triển của virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết. Khi những con muỗi này sinh sản, chúng truyền vi khuẩn sang con cái, làm giảm sự bùng phát dịch sốt xuất huyết trong tương lai.

Chiến lược mới này để chống lại bệnh sốt xuất huyết đã được Chương trình Muỗi thế giới, một tổ chức phi lợi nhuận tiên phong trong thập kỷ qua và nó đang được thử nghiệm ở hơn một chục quốc gia. 

Nhân giống muỗi "đặc biệt" để phòng chống sốt xuất huyết, hướng đi mới đầy triển vọng - Ảnh 1.

Muỗi đẻ trứng bên trong nhà máy của Chương trình Muỗi thế giới ở Medellin, Colombia. Ảnh: AP

Sốt xuất huyết bất chấp biện pháp phòng ngừa 

Các nhà khoa học đã có những bước tiến lớn trong những thập kỷ gần đây trong việc giảm thiểu mối đe dọa của các bệnh truyền nhiễm, nhưng bệnh sốt xuất huyết là ngoại lệ khi tỷ lệ lây nhiễm của nó ngày càng tăng.

Theo ước tính có khoảng 400 triệu người ở khoảng 130 quốc gia bị nhiễm sốt xuất huyết mỗi năm. Tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết ước tính khoảng 40.000 người mỗi năm. Dịch bệnh có thể khiến hệ thống y tế quá tải và buộc nhiều người phải nghỉ làm hoặc nghỉ học.

Các phương pháp truyền thống để ngăn ngừa bệnh do muỗi truyền gần như không có hiệu quả đối với bệnh sốt xuất huyết.

Bệnh sốt xuất huyết được lây truyền qua muỗi vằn Aedes aegypti, là loại muỗi hiện đang lưu hành ở hầu hết các nước. Hiện nay, công tác phòng chống dịch gặp rất nhiều khó khăn vì chưa có vắc-xin phòng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng chống chủ yếu là dựa vào kiểm soát muỗi truyền bệnh.

Muỗi vằn mang Wolbachia sử dụng để thả ở thực địa là muỗi có nguồn gốc địa phương, có vi khuẩn Wolbachia nhờ quá trình lai nhiều thế hệ muỗi đực địa phương với một số muỗi cái mang Wolbachia ban đầu.

Nhân giống muỗi "đặc biệt" để phòng chống sốt xuất huyết, hướng đi mới đầy triển vọng - Ảnh 3.

Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm dùng bàn chải để cạo trứng muỗi khô bên trong nhà máy. Ảnh: AP

Tiêm khuẩn Wolbachia - "vắc-xin" cho muỗi

Scott O'Neill, người sáng lập chương trình cho biết, họ đã làm việc trong nhiều năm về vấn đề này. Cuối cùng, ông đã tìm ra cách chuyển vi khuẩn từ ruồi giấm vào phôi muỗi Aedes aegypti bằng cách sử dụng kim thủy tinh cực nhỏ.

Khoảng 40 năm trước, các nhà khoa học nhắm đến việc sử dụng Wolbachia theo một cách khác để giảm số lượng muỗi. Đặc điểm rất có ích là vi khuẩn Wolbachia được muỗi cái truyền qua trứng sang thế hệ sau, trong khi muỗi đực mang Wolbachia nếu cặp đôi với muỗi cái tự nhiên thì sẽ sinh ra trứng "ung", do đó duy trì hiệu quả lâu dài nhờ quá trình cặp đôi, sinh sản tự nhiên, mà không làm tăng số lượng muỗi ở cộng đồng. 

Nhưng trong quá trình đó, nhóm của O'Neill đã có một khám phá đáng ngạc nhiên. Muỗi mang vi khuẩn Wolbachia hoàn toàn không phải là muỗi biến đổi gen vì không có bất cứ sự can thiệp nào vào gen của muỗi. Vi khuẩn Wolbachia sống cộng sinh trong tế bào muỗi và duy trì ổn định qua các thế hệ một cách tự nhiên.

Nhân giống muỗi "đặc biệt" để phòng chống sốt xuất huyết, hướng đi mới đầy triển vọng - Ảnh 4.

Các nhân viên của Tổ chức bác sĩ không biên giới thả muỗi được nuôi trong phòng thí nghiệm ở Tegucigalpa, Honduras ngày 24/8/2023. Ảnh: AP

Oliver Brady, nhà dịch tễ học tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh và Nhiệt đới London, cho biết chiến lược thay thế đòi hỏi một sự thay đổi lớn trong suy nghĩ về kiểm soát muỗi.

Kể từ khi phòng thí nghiệm của O'Neill lần đầu tiên thử nghiệm chiến lược thay thế ở Úc vào năm 2011, Chương trình Muỗi thế giới đã tiến hành các thử nghiệm ảnh hưởng đến 11 triệu người trên 14 quốc gia, bao gồm Brazil, Mexico, Colombia, Fiji và Việt Nam.

Phương pháp này mang lại kết quả rất hứa hẹn, giúp khống chế bệnh một cách chủ động, lâu dài. Năm 2019, một thử nghiệm thực địa quy mô lớn ở Indonesia cho thấy số ca sốt xuất huyết được báo cáo đã giảm 76% sau khi muỗi nhiễm Wolbachia được thả ra.

Tuy nhiên, vẫn còn câu hỏi về việc liệu chiến lược thay thế có hiệu quả và tiết kiệm chi phí trên quy mô toàn cầu hay không. Cuộc thử nghiệm Tegucigalpa kéo dài ba năm sẽ tiêu tốn 900.000 USD, tương đương khoảng 10 USD cho một người. 

Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn làm thế nào Wolbachia thực sự ngăn chặn sự lây truyền virus. Và không rõ liệu vi khuẩn có hoạt động tốt như nhau chống lại tất cả các chủng virus lây bệnh, hay một số chủng có thể trở nên kháng thuốc theo thời gian hay không.

Nhân giống muỗi "đặc biệt" để phòng chống sốt xuất huyết, hướng đi mới đầy triển vọng - Ảnh 5.

Cốc gelatin chứa đầy trứng muỗi khô ở Tegucigalpa, Honduras. Ảnh: AP

Nhà máy sản xuất muỗi "đặc biệt"

Edgard Boquín, một trong những người đứng đầu dự án Honduras làm việc cho Tổ chức Bác sĩ không biên giới cho biết, nhà máy nhập khẩu trứng muỗi khô từ nhiều nơi trên thế giới, đảm bảo những con muỗi được lai tạo đặc biệt mà nhà máy thả ra sẽ có những phẩm chất tương tự như quần thể địa phương, bao gồm cả khả năng kháng thuốc. 

Khi được thả ra ngoài thực địa, muỗi vằn Aedes Aegypti truyền bệnh sốt xuất huyết sẽ bị tiêu diệt dần dần. Thay thế vào đó là muỗi Wolbachia không truyền bệnh sốt xuất huyết và có vòng đời ngắn hơn rất nhiều loài muỗi vằn thông thường.

Tiếng vo ve liên tục tràn ngập căn phòng nơi côn trùng giao phối trong những chiếc lồng hình khối làm bằng màn chống muỗi. Những người chăm sóc đảm bảo chúng có chế độ ăn uống tốt nhất. Con đực uống nước có đường, trong khi con cái "cắn" vào túi máu người được giữ ở nhiệt độ 97 độ F (37 độ C).

Nhân giống muỗi "đặc biệt" để phòng chống sốt xuất huyết, hướng đi mới đầy triển vọng - Ảnh 6.

Tình nguyện viên của Tổ chức Bác sĩ không biên giới giải thích cách những con muỗi này giúp chống lại bệnh sốt xuất huyết ở Tegucigalpa, Honduras. Ảnh: AP

Sau khi các nhân viên xác nhận rằng muỗi mới đã được mang vi khuẩn Wolbachia, trứng của chúng sẽ được làm khô và đóng thành những viên nang nhộng để gửi đến địa điểm được thả.

Nhóm Bác sĩ không biên giới ở Honduras gần đây đã đến từng nhà ở khu vực đồi núi ở Tegucigalpa để tranh thủ sự giúp đỡ của người dân trong việc ấp trứng muỗi được nhân giống tại nhà máy Medellin.

Tại n nhiều ngôi nhà, họ được phép treo trên cành cây những lọ thủy tinh đựng nước và một viên nang chứa đầy trứng muỗi. Sau khoảng 10 ngày muỗi sẽ nở và bay đi.

Kết quả đạt được ở các khu vực đều cho thấy đây là một phương pháp an toàn, muỗi mang Wolbachia không gây ra bất cứ vấn đề gì về sức khoẻ con người hay môi trường sinh thái.

Muỗi Wolbachia được nuôi trong phòng thí nghiệm với việc theo dõi nhiệt độ rất sát sao để bảo đảm độ ẩm tốt nhất cho muỗi phát triển. Loại máu để cho muỗi hút phải là máu sạch, người cho hút máu không được uống kháng sinh để không làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng muỗi Wolbachia.

Theo các nhà khoa học dự án này, phương pháp Wolbachia có thể áp dụng đồng thời với các biện pháp khác nhằm phòng bệnh sốt xuất huyết. Vì không có phương pháp nào có hiệu quả tuyệt đối 100% và trong cộng đồng vẫn có thể tồn tại một tỷ lệ muỗi vằn không mang Wolbachia, các nhà khoa học khuyến cáo người dân vẫn nên áp dụng các biện pháp phòng tránh muỗi đốt và xua, diệt muỗi thường áp dụng trong gia đình.

(Nguồn: AP)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement