04/08/2023 16:25
Dấu hiệu giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết không thể xem thường
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm rất hay gặp phải. Bệnh có thể gây ra chứng giảm tiểu cầu đặc biệt nguy hiểm. Tuy nhiên, có rất nhiều dấu hiệu giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết từ cơ thể giúp bạn nhanh chóng nhận biết để từ đó đưa ra cách xử trí kịp thời.
Bệnh giảm tiểu cầu là gì?
Tiểu cầu là những tế bào máu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quy trình đông máu của cơ thể. Giảm tiểu cầu xuất hiện khi số lượng tiểu cầu trong máu có hiện tượng giảm thấp ở mức cảnh báo. Đây là hệ quả do ảnh hưởng của một số loại thuốc hay các vấn đề về sức khỏe mà bạn cần lưu ý.
Tình trạng giảm tiểu cầu có thể gây ra một số triệu chứng nhất định trên cơ thể ở trường hợp nhẹ. Mặt khác, số lượng tiểu cầu trong máu quá thấp có thể gây ra một số hiện tượng hiếm như chảy máu tội tạng cực kỳ nguy hiểm.
Bệnh giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?
Bệnh giảm tiểu cầu xuất hiện ở mọi đối tượng, từ người lớn cho đến trẻ em. Bệnh gây ra các triệu chứng ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trong một số trường hợp, nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời có khả năng dẫn đến xuất huyết não, dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nên, đây là một căn bệnh không nên xem thường và cần điều trị ngay khi phát hiện bệnh.
Những dấu hiệu giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết cần lưu ý
Bệnh nhân sốt vài ngày có thể xuất hiện triệu chứng xuất huyết như xuất huyết niêm mạc, xuất huyết dưới da,... Đối với hiện tượng xuyết huyết dưới da, dấu hiệu nhận biết là những dấu chấm xuất huyết đỏ. Những chấm này sẽ không biến mất ngay cả khi dùng lực ấn vào. Đây là một trong những cách để bạn phân biệt với tình trạng phát ban.
Các dấu chấm đỏ thường xuất hiện rải rác ở nách, ngực, cẳng chân, thắt lưng...Các dấu hiệu xuất huyết niêm mạc có thể kể đến như tình trạng chảy máu răng, chảy máu mũi, đại tiện ra máu, nôn ra máu,... Ở độ tuổi dậy thì, nữ giới có thể xảy ra xuất huyết âm đạo.
Trong trường hợp nhẹ, ngày bệnh thứ 3 - 7, bệnh nhân có thể có dấu hiệu giảm sốt và sức khỏe phục hồi dần. Song đó, cũng xuất hiện những trường hợp có các triệu chứng như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Theo các thống kê, đây là triệu chứng thường thấy khi mắc bệnh sốt xuất huyết và là nguồn gốc dẫn đến những ca tử vong. Những trường hợp này được xem là thoát huyết tương qua thành mạch, kéo theo lượng lớn nước trong cơ thể gây mất nước và rối loạn chức năng của nhiều bộ phận.
Được biết, giảm tiểu cầu là một trong các biến chứng của xuất huyết nặng, khiến người bệnh rơi vào trạng thái nguy hiểm. Một số dấu hiệu giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết có thể kể đến như nổi mề đay, da bầm tím, chảy máu nướu răng hoặc chảy máu mũi, không thể cầm máu các vết thương hở. Ở nữ giới, kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường, máu xuất hiện trong phân lẫn nước tiểu, chảy máu ở trực tràn, cơ thể mệt mỏi.
Một số trường hợp hàm lượng tiểu cầu của cơ thể ở trạng thái thấp nghiêm trọng có thể xảy ra chảy máu trong. Đây là tình trạng chảy máu nội tạng vô cùng nguy hiểm, thường có các triệu chứng như:
- Máu lẫn trong phân và nước tiểu.
- Máu hay chất nôn có màu đen.
Giảm bao nhiêu lượng tiểu cầu được cho là nguy hiểm?
Đối với một người trưởng thành khỏe mạnh, hàm lượng tiểu cầu trong máu trung bình dao động từ 150.000 - 450.000/micro lít máu. Theo đó, nếu số lượng tiểu cầu trong cơ thể giảm xuống chỉ còn 50.000 tế bào/micro lít máu sẽ gây ra tình trạng đáng cảnh báo. Mức nghiêm trọng được các bác sĩ chỉ ra là 10.000 - 20.000 tiểu cầu/micro lít máu.
Vậy nên, tùy vào tình hình và mức độ nặng nhẹ mà các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị hiệu quả và kịp thời.
Phương pháp điều trị giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết
Nếu có dấu hiệu giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết, các bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp điều trị như sau:
Truyền tiểu cầu hoặc máu nhằm mục đích bù đắp số lượng tiểu cầu đã mất đi. Sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch hay corticoid để ngăn chặn kháng thể tiểu cầu. Các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ lá lách nếu cần thiết.
Bên cạnh các phương pháp điều trị, bệnh nhân cũng nên chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh giúp cải thiện tình hình. Các hoạt động thể thao nhẹ nhàng nên được ưu tiên vì hạn chế gây ra những vết thương chảy máu.
Đặc biệt, khi mắc phải chứng giảm tiểu cầu, bạn không nên uống bia, rượu và các loại thức uống có cồn. Thay vào đó, hãy bổ sung các loại nước ép cũng như vitamin C, vitamin B12.
Bạn nên quan tâm đến những dấu hiệu giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết để có thể ứng biến và nhanh chóng nhờ sự can thiệp của các bác sĩ. Tuyệt đối không được lơ là những triệu chứng dù chỉ là nhỏ nhất.
(Tổng hợp)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp