Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhà xuất khẩu dầu cọ Indonesia vật lộn với quy định mới của EU

Báo cáo phân tích

18/10/2023 09:01

Musim Mas, một nhà xuất khẩu dầu cọ Indonesia có trụ sở tại Singapore, phải đối mặt với “thách thức lớn” đối với quy định mới về phá rừng của Liên minh Châu Âu, điều này sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến các hộ nông dân nhỏ lẻ của đất nước, theo Nikkei Asia.

Luật mang tính bước ngoặt yêu cầu các nhà nhập khẩu các mặt hàng như dầu cọ, cà phê và ca cao phải đưa ra tuyên bố thẩm định chứng minh sản phẩm của họ không đến từ đất bị phá rừng hoặc dẫn đến suy thoái rừng. 

Theo quy định, các thương nhân và tổ chức khác bán sản phẩm tại EU sẽ phải tuân thủ đến cuối năm 2024. Tuy nhiên, các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ được miễn các quy định về thẩm định cho đến giữa năm 2025.

Carolyn Lim, quản lý cấp cao của Musim Mas, gọi luật này là "rào cản thương mại".

"Chúng tôi có một thách thức lớn trong việc chứng minh làm cách nào để chuyển bằng chứng pháp lý sang EU". "Đó là lý do tại sao nó là một vấn đề lớn", bà Lim nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

Bà Lim nói thêm rằng sản lượng của nhiều nông dân nhỏ không thể truy tìm được nguồn gốc và một số thậm chí có thể không có quyền sở hữu đất đai.

Malaysia và Indonesia, những nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới, đã chỉ trích quy định của EU, cho rằng nó có hại cho nông dân sản xuất nhỏ. Vào tháng 6, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã khẳng định cam kết hợp tác bảo vệ ngành này.

Nhà xuất khẩu dầu cọ Indonesia vật lộn với quy định mới của EU - Ảnh 1.

Indonesia chiếm khoảng 60% sản lượng dầu toàn cầu để sử dụng trong thực phẩm chế biến, mỹ phẩm và một loạt sản phẩm tiêu dùng khác. Ảnh: Nikkei

Dầu cọ là thành phần chính trong một loạt sản phẩm tiêu dùng, từ thực phẩm chế biến đến mỹ phẩm và Indonesia chiếm khoảng 60% sản lượng mặt hàng này trên toàn cầu. Các quốc gia nhập khẩu dầu cọ lớn nhất năm 2020 là Ấn Độ, chi 5,1 tỷ USD và Trung Quốc, ở mức 4,1 tỷ USD. Theo báo cáo của Fern, một tổ chức phi chính phủ, EU và Anh đã nhập khẩu tổng số dầu trị giá 5,4 tỷ USD.

Musim Mas, công ty kiểm soát 18% thị trường dầu cọ tinh chế và chế biến toàn cầu, đang xem xét lại chuỗi cung ứng của mình. Hiện tại, 40% chùm trái cây tươi của họ được cung cấp từ các hộ nông dân nhỏ độc lập ở Indonesia, phần còn lại được sản xuất tại đồn điền rộng 130.000 ha của họ ở Indonesia và bởi các nhà cung cấp doanh nghiệp.

Các công ty dầu cọ nước ngoài khác đang hoạt động tại Indonesia bao gồm Wilmar International của Singapore với tổng diện tích trồng là 231.697 ha, trong đó khoảng 65% là ở Indonesia. Tập đoàn nông nghiệp khổng lồ Cargill của Mỹ có khoảng 80.000 ha đất trồng trọt thuộc sở hữu của công ty ở Indonesia. Các công ty lớn của Indonesia bao gồm Asian Agri và Sinar Mas Agro Resources & Technology.

Bà Lim cho biết, để đáp ứng quy định của EU, Musim Mas gần đây đã tạm dừng xuất khẩu dầu cọ từ các hộ nông dân nhỏ sang khu vực.

Bà nói thêm rằng Musim Mas đã điều chỉnh cách cung cấp nguồn cung để chúng đến "từ hoạt động của chính chúng tôi cũng như các nhà cung cấp của chúng tôi, những người có thể cung cấp cho chúng tôi ... số liệu thống kê truy xuất nguồn gốc của công ty, sau đó gửi đến thị trường EU".

Theo bà Lim, dầu cọ do các hộ nông dân nhỏ độc lập sản xuất hiện được sử dụng để đáp ứng nhu cầu từ thị trường châu Á - Thái Bình Dương vì khu vực này "quan tâm đến chất lượng nhưng có thể không truy xuất được nguồn gốc".

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2022 đóng góp hơn 60% trong tổng doanh thu 10,8 tỷ USD của công ty.

Ngoài việc xem xét các chuỗi cung ứng, Musim Mas cũng đang tổ chức các hội thảo và giúp đỡ những người nông dân nhỏ hiểu rõ hơn về tính bền vững. Mặc dù thừa nhận rằng việc nâng cao kiến thức bền vững cho nông dân có thể mất thời gian, bà Lim nói.

Musim Mas cũng làm việc với các thương hiệu để tìm cách trao đổi dữ liệu với các cơ quan quản lý của EU phù hợp với các nước sản xuất và EU. "Việc phá rừng của các chủ sở hữu nhỏ sẽ là một thách thức đối với ngành, ngay cả [đối với] các thương hiệu hợp tác với chúng tôi", bà Lim nói.

(Nguồn: Nikkei)

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement