Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Người già sẽ là 'cứu cánh' mới của kinh tế Nhật Bản

Phân tích

31/03/2024 08:19

Tại Nhật Bản, doanh số bán tã dành cho người lớn đã vượt xa doanh số bán tã dành cho trẻ em kể từ năm 2011 do nhu cầu thay đổi.

Oji Holdings, nhà sản xuất các sản phẩm từ giấy của Nhật Bản, vừa qua đã tuyên bố sẽ ngừng sản xuất tã lót dùng một lần cho trẻ em vào tháng 9 sau khi nhu cầu giảm mạnh, đây là một dấu hiệu cho thành tình trạng già hoá dân số không hề lành mạnh của Nhật Bản. Hiện nay, công ty con Oji Nepia sản xuất 400 triệu tã lót trẻ sơ sinh mỗi năm, giảm so với mức đỉnh 700 triệu chiếc vào năm 2001.

Oji Holdings cho biết:"Tập đoàn tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp có lợi nhuận cao và tiềm năng tăng trưởng nhằm tăng giá trị doanh nghiệp. Việc chấm dứt hoạt động kinh doanh tã lót dùng một lần trong nước dành cho trẻ em hiện nay là dựa trên chiến lược này".

Tại thị trường Nhật Bản, doanh số bán tã dành cho người lớn đã vượt xa doanh số bán tã dành cho trẻ em kể từ năm 2011 do nhu cầu thay đổi. 

Số ca sinh vào năm 2023 tại quốc gia này đạt 758.631, giảm 5,1% so với năm trước, đây là số ca sinh thấp nhất ở Nhật Bản kể từ thế kỷ XIX. Tỷ lệ sinh thấp là kết quả của chi phí sinh hoạt cao và văn hóa doanh nghiệp khiến các bậc cha mẹ tương lai cho rằng không phù hợp với việc nuôi dạy con cái.

Người già sẽ là 'cứu cánh' mới của kinh tế Nhật Bản- Ảnh 1.

Tổng giá trị thị trường tã người lớn ở Nhật Bản (tỷ USD)

Những thay đổi về nhân khẩu học đã thúc đẩy Unicharm Corp., nhà sản xuất tã lót lớn nhất Nhật Bản, đưa ra quyết định tương tự là chuyển sang độc quyền sản xuất tã lót dành cho người lớn vào năm 2012.

Động thái đó là một phần trong chiến lược tiếp thị lớn hơn của các công ty Nhật Bản tới những người mua sắm lớn tuổi, những người có xu hướng chi nhiều tiền hơn. Năm 2011, người Nhật ở độ tuổi 60 chiếm 40% lực lượng tiêu dùng của cả nước.

"Người cao tuổi sẽ là động lực tiêu dùng chính tại thị trường Nhật Bản", Phó chủ tịch Shohei Murai của chuỗi siêu thị Aeon nhận định sau tuyên bố chuyển đổi năm 2012 của Unicharm.

Báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cho thấy hơn 10% dân số Nhật Bản có độ tuổi trên 80 tính đến tháng 9/2023. Trong khi đó Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì cảnh báo dân số nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới này sẽ giảm ¼ vào năm 2060.

Riêng trong năm 2023, Nhật Bản đã giảm 800.000 người xuống chỉ còn 125,4 triệu người.

Hệ lụy của tình trạng này là vô cùng tệ khi lực lượng lao động Nhật Bản sụt giảm nhanh chóng với gần một nửa số người đang lao động có độ tuổi trên 70.

Trong khi tình trạng thiếu hụt lao động gia tăng thì gánh nặng chăm sóc người cao tuổi lại đè lên vai lớp trẻ. Số liệu của Bộ y tế Nhật Bản cho thấy tình trạng thiếu lao động trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi sẽ tăng gấp 3 lần lên 690.000 người vào năm 2040.

"Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ không thể duy trì hoạt động xã hội bình thường", Thủ tướng Fumio Kishida đã phải cảnh báo vào tháng 1/2023.

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement