Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất tiền gửi

Ngân hàng

09/02/2023 19:37

Sau Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản vào sáng 8/2, nhiều ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất, mức 8-9 %/năm đang xuất hiện nhiều hơn.

Theo khảo sát tại các ngân hàng trên một cung đường tại TP.HCM vào sáng 9/2, nhiều nhà băng đã hạ lãi suất. Mức 8% đến dưới 9,5% đang xuất hiện nhiều hơn.

Tại một chi nhánh Techcombank ở quận 1, TP.HCM, lãi suất huy động cao nhất niêm yết là 9 %/năm, trong khi tuần trước là 9,2 %/năm.

Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất tiền gửi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tại một chi nhánh GPBank gần đó, hồi cuối tuần trước mức lãi suất cao nhất mà ngân hàng này niêm yết là 9,8%. Tuy nhiên, đến hiện tại biển lãi suất cao nhất cũng chỉ còn 9,5 %/năm.

Một điểm giao dịch NCB trên cùng phố cũng đã hạ lãi suất huy động cao nhất từ mức 9,35% xuống còn 9,25 %/năm.

Cách đó khoảng 100m là một chi nhánh của SCB, biển lãi suất cao nhất tại ngân hàng này đang thể hiện mức 9,5 %/năm. Trong khi trước đó, lãi suất cao nhất tại đây lên đến 9,95 %/năm.

Khảo sát thêm một vài điểm giao dịch của các ngân hàng gần đó, chúng tôi ghi nhân nhiều ngân hàng cũng đang niêm yết lãi suất cao nhất thấp hơn, và thấp hơn cả mức trần 9,5 %/năm mà các ngân hàng đã cam kết. Chẳng hạn OCB có lãi suất cao nhất 9,3%; SeABank ghi nhận mức 8,9%; MB 8,7 %/năm,...

Đáng chú ý, tại một chi nhánh VietinBank, lãi suất huy động tại quầy cao nhất là 8,5 %/năm. Trong khi đó, trên kênh online lợi tức tiền gửi cao nhất mà khách hàng có thể nhận được chỉ là 8,2 %/năm, theo Markettimes.

Trước đó, trong ngày 8/2, lãnh đạo các ngân hàng lớn cho biết đã đồng thuận giảm lãi suất huy động để có dư địa hạ lãi suất cho vay. Nguồn tin của chúng tôi cho hay, mức đồng thuận mà các ngân hàng chia sẻ với nhau là dưới 8,7 %/năm.

Thông tin tại hội nghị tín dụng bất động sản, Tổng Giám đốc Vietcombank Nguyễn Thanh Tùng khẳng định, Vietcombank không thiếu room tín dụng cho bất động sản.

Ông chia sẻ, đến hết 31/12, dư nợ bất động sản chiếm trên 20% dư nợ của ngân hàng, bao gồm cả cho vay doanh nghiệp phát triển và cá nhân. Trong năm 2022, tín dụng bất động sản tăng 17%. Điều này cho thấy VietcomBank vẫn luôn đáp ứng đủ room tín dụng cho bất động sản và đây là lĩnh vực không bị hạn chế.

Trong đó, dư nợ cho vay bất động sản đối với cá nhân chiếm khoảng 90% tổng tín dụng cho bất động sản. 10% còn lại là cho vay doanh nghiệp bất động sản. 

Phân chia theo tiểu ngành, dư nợ bất động sản khu công nghiệp, khu chế xuất tăng 4 lần trong năm 2022 do tiềm năng của ngành nghề này và sẽ tiếp tục được ưu tiên trong năm 2023.

"Đối với bất động sản nhà ở, trong năm 2023 chúng tôi cũng chia ra làm hai đối tượng. Đối với những đơn vị phát triển dự án uy tín, tài chính minh bạch, rõ ràng đều được áp dụng các chính sách lãi suất hợp lý. Đối với cá nhân mua nhà ở, chúng tôi sẽ tập trung ưu tiên đồng thời thận trọng hơn đối với phân khúc giá trị cao", ông Tùng cho hay.

Ông Tùng cho biết thêm, Vietcombank cũng như các ngân hàng khác gặp nhiều khó khăn liên quan vấn đề pháp lý, các chính sách BĐS qua các thời kỳ. Có trường hợp cấp tín dụng xong thì chủ đầu tư bị thay đổi hồ sơ pháp lý dự án, điều này không chỉ ảnh hưởng đến chủ đầu tư mà trực tiếp ảnh hưởng tới ngân hàng thương mại. Do đó, khi thẩm định về tính pháp lý của dự án, ngân hàng phải làm chặt chẽ hơn.

"Không chỉ khó cho các doanh nghiệp bất động sản, bản thân ngân hàng cũng bị khó nên ngân hàng phải làm chặt chẽ", ông Tùng nhấn mạnh.

Đối với cho vay nhà ở cá nhân, nếu so với mặt bằng chung, giá nhà đất hiện nay cao hơn so với thu nhập của người dân. Đây là một cái khó trong việc tìm nguồn trả nợ, nên ngân hàng cũng phải thận trọng trong việc đánh giá nguồn trả nợ của khách hàng cá nhân.

Liên quan đến việc các doanh nghiệp BĐS gặp khó khăn trong việc phát hành trái phiếu riêng lẻ, theo ông Tùng điều này gây sức ép lên ngân hàng – đây cũng là khó khăn của ngân hàng thương mại. 

Bởi các ngân hàng ngoài việc cho vay còn phải tuân thủ rất nhiều chỉ số an toàn. Do vậy, đề nghị Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước làm thế nào để hỗ trợ thị trường TPDN phát triển lành mạnh, an toàn hiệu quả, cùng hệ thống ngân hàng cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế.

Liên quan đến lãi suất, đại diện Vietcombank cho biết, ngay trước cuộc họp này, Tổng Giám đốc các ngân hàng thương mại đã nhóm họp và thống nhất giảm lãi suất huy động nhằm giảm lãi suất cho vay nói chung và lãi suất cho vay bất động sản nói riêng.

Tương tự, ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV, khẳng định vẫn cho vay và không giảm hay kiểm soát đối với dư nợ tín dụng bất động sản. Tuy nhiên, thời gian tới ngân hàng sẽ tập trung cho vay đối với bất động sản khu công nghiệp và ưu tiên những dự án có quy mô từ 50 ha trở lên, theo Zing.

Đối với bất động sản nhà ở, BIDV ưu tiên tại các địa bàn Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh và ưu tiên các doanh nghiệp có uy tín.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement