Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nga sẽ làm gì sau lệnh động viên quân sự?

Quân sự

28/09/2022 09:20

Quyết định ban hành lệnh động viên một phần của Tổng thống Nga Vladimir Putin có lẽ là sự mạo hiểm lớn nhất mà ông đã thực hiện trong giai đoạn 23 năm cầm quyền với tư cách là nhà lãnh đạo tối cao của Nga.

Hy vọng ban đầu của Putin về việc thực hiện một chiến dịch quân sự chớp nhoáng nhằm thay thế chính phủ Ukraina bằng một chế độ dễ đáp ứng hơn với các lợi ích của Điện Kremlin và về việc ngăn chặn sự bành trướng của các thể chế châu Âu-Đại Tây Dương tới sát thềm nhà của Nga, đã tan thành mây khói.

Putin đã đánh giá thấp sự phản kháng của người Ukraina và đánh giá sai cách cuộc xâm lược của mình sẽ huy động ý chí và sự đoàn kết của phương Tây để áp đặt các biện pháp trừng phạt lớn chống lại Nga cũng như cung cấp một lượng lớn vũ khí, thông tin tình báo và tài trợ ổn định cho chính phủ của Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky

Giờ đây, Putin phải tìm cách cứu vãn những thành quả khiêm tốn hơn của Nga sau 6 tháng chiến đấu, đồng thời ngăn chặn sự xói mòn thêm quyền lực và ảnh hưởng của Nga trên thế giới - và phải làm như vậy mà không gây thêm rủi ro cho sự tồn vong của hệ thống Nga hiện tại.

Trong nhiều tháng, một số cố vấn trong chính phủ Nga đã khuyến nghị là không nên áp dụng biện pháp động viên quân sự, không chỉ vì sự gián đoạn mà nó sẽ gây ra một nền kinh tế đã phải chịu các biện pháp trừng phạt chưa từng có, mà bởi vì nó dẫn đến sự kết thúc trên thực tế của khế ước xã hội đã định hình nền chính trị Nga: sự chấp nhận các quan điểm của giới lãnh đạo để đổi lại quyền tự chủ cá nhân và mức sống hợp lý của tầng lớp trung lưu. 

Một lệnh động viên quân sự dù chỉ là một phần cũng thể hiên một yêu cầu quá cao đối với người dân Nga khi phải nguy hiểm cả tính mạng hoặc có thể bị tàn phế chỉ vì chính sách Ukraina của Điện Kremlin. 

Nga sẽ làm gì sau lệnh động viên quân sự? - Ảnh 1.

Một bảng quảng cáo hợp đồng nghĩa vụ quân sự ở St.Petersburg. Ảnh: AFP

Sau một thời gian chỉ âm thầm phản đối khi "hoạt động quân sự đặc biệt" bắt đầu vào cuối tháng 2, xã hội Nga bắt đầu cảm nhận được rằng trách nhiệm chính trong các cuộc giao tranh ở Ukraina sẽ thuộc về những người tình nguyện, dân quân Donbass và một số nhà thầu khác nhau. 

Mặc dù gặp khó khăn do các lệnh trừng phạt, hầu hết người Nga không bị yêu cầu đóng góp trực tiếp vào nỗ lực chiến tranh. Giống như trường hợp của Mỹ ở Việt Nam - nơi mà sự phản đối của công chúng đối với sự can dự của Mỹ đã tăng vọt mỗi khi số lượng lớn lính quân dịch bị triển khai đến Đông Nam Á – tại Ukraina, người dân có thể chấp nhận hàng loạt những thiệt hại (đóng thuế, giảm hiệu quả kinh tế) để đầu tư cho mô hình chiến tranh nhưng không chấp nhận việc hy sinh tính mạng.

Lệnh động viên một phần đặt ra câu hỏi về khả năng duy trì một xã hội Nga với thái độ về cơ bản là thờ ở với chính trị. Có vẻ như quyết định tổng động viên gần đây được đưa ra với nhận thức rằng Bộ Tư lệnh Nga có quá ít lực lượng được triển khai ở Ukraina để bảo vệ toàn bộ phòng tuyến một cách hiệu quả chống lại một quân đội Ukraina được phương Tây tiếp tế và có thể tập trung sức mạnh để tấn công các điểm yếu trong tuyến phòng ngự của Nga. Vì vậy, trong tương lai, Nga có thể có các hoạt động chuẩn bị như sau:

Đầu tiên là Nga sử dụng các lực lượng được huy động để triển khai đến các quân khu và hậu cứ ở Ukraina để giải phóng đủ nhân lực cho các hoạt động tiền tuyến, và sau đó là chuẩn bị cả những quân nhân dự bị có kinh nghiệm cũng như "các thực thể bổ sung" để lấp vào chỗ trống tại tiền tuyến - nhưng họ phải làm như vậy trước khi xã hội Nga đạt đến giới hạn bùng nổ.

Nga sẽ làm gì sau lệnh động viên quân sự? - Ảnh 3.

Một xe tăng Nga bị phá hủy ở Velyka Dymerka, gần Brovary, Ukraina, vào tháng 5. Ảnh: THE NEW YORK TIMES

Sự chuẩn bị thứ hai liên quan đến một đánh giá rằng Điện Kremlin cần quay trở lại với các lập luận của những "cái đầu sáng suốt" – đặc biệt là tại Đức – hồi cuối tháng 7 và đầu tháng 8, đó là mặc dù người Ukraina có thể ngăn cản những bước tiến sâu hơn vào Ukraina, nhưng người Nga đã bảo đảm quyền kiểm soát đối với phần lớn Donbass và bờ biển phía Nam Biển Đen, bao gồm cả "tuyến đường bộ" quan trọng kết nối với Crimea, và cuộc xung đột sẽ rơi vào tình trạng bế tắc lâu dài. 

Cuộc phản công tại Kharkov của Ukraina đã đặt ra các nghi vấn nghiêm túc đối với những lập luận này. Vì vậy, trong vài tuần tới, các động thái tiếp theo của Ukraina - tấn công vùng Donetsk hoặc bất kỳ nỗ lực nào nhằm giành lại Kherson, Multipool hoặc Mariupol - phải bị chặn đứng.

Cuối cùng là "thời điểm mùa Đông": Trước hết, vì những lý do về thời tiết, các hoạt động tấn công quy mô lớn mang lại lợi thế cho bên phòng thủ - vì vậy Nga cần nắm giữ những gì đã chiếm được. 

Tiếp đến là cuộc khủng hoảng kinh tế và năng lượng đang nổi lên ở châu Âu sẽ có những tác động tai hại đến mức các quốc gia châu Âu sẽ không còn có thể tái trang bị cho Ukraina trong đợt giao tranh mới nhất - đặc biệt nếu các hoạt động phản công mùa Hè và mùa Thu của Ukraina bị Nga chặn lại và những tổn thất về trang thiết bị và đạn dược của Ukraina đã ở mức cao. 

Càng ngày, các quốc gia châu Âu - và có lẽ cả Mỹ - sẽ càng phải chịu áp lực lớn hơn trong việc chuyển hướng chi tiêu từ hỗ trợ Ukraina sang hỗ trợ phúc lợi trong nước nhiều hơn.

Vậy canh bạc này của Nga nhằm mục đích gì? Vào mùa Xuân, Putin hy vọng rằng Ukraina sẽ không thể duy trì chiến dịch của mình nếu sự trợ giúp đáng kể của phương Tây không còn và Ukraina sẽ phải chấp nhận ngừng bắn. 

Sau một mùa Đông khắc nghiệt, Putin giả định rằng các chính phủ châu Âu sẽ ưu tiên bắt đầu một quá trình ngoại giao nhằm dọn đường cho việc giảm nhẹ các lệnh trừng phạt để cho nhiều hàng hóa Nga có thể được xuất khẩu. Nền kinh tế Nga sẽ nỗ lực vượt qua khó khăn - và chiến dịch động viên một phần có thể kết thúc. 

Ông Putin có thể điều chỉnh các điều kiện chiến thắng của mình để tuyên bố thành công, và thậm chí tuyên bố rằng Nga đã thắng không chỉ trong cuộc xung đột vũ trang với Ukraina, mà là một cuộc chiến ủy nhiệm với toàn bộ liên minh NATO. 

Sau đó, ông có 2 năm để sắp xếp mọi thứ trở lại trật tự trước khi quyết định có tái tranh cử tổng thống hay không - hay có thể kiểm soát tiến trình kế nhiệm. Điều quan trọng nhất là những gì Nga sẽ đạt được trong các tuần tới đây.

Thăm dò ý kiến

Chiến sự Nga - Ukraina: Ai sẽ thắng?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

P.V (theo TTXVN)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement