Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mỹ, Anh áp đặt biện pháp trừng phạt mới đối với Houthi

Quân sự

26/01/2024 08:49

Mỹ và Anh dự kiến sẽ phong tỏa tài sản và cấm đi lại với ít nhất 4 nhân vật cấp cao của Houthi sau khi lực lượng này tiến hành các cuộc tấn công vào tàu thuyền ở Biển Đỏ.

Căng thẳng leo thang

Mỹ và Anh đã trừng phạt 4 lãnh đạo chủ chốt của nhóm Houthi vì đóng vai trò hỗ trợ hoặc chỉ đạo các cuộc tấn công vào Biển Đỏ.

Hôm 23/1, Thủ tướng Anh Rishi Sunak thông báo Anh có kế hoạch công bố các lệnh trừng phạt mới trong những ngày tới nhằm vào việc lực lượng Houthi đứng sau các cuộc tấn công vào tàu thuyền ở Biển Đỏ.

Ông Sunak cho biết đang hợp tác chặt chẽ với phía Mỹ và có kế hoạch công bố các biện pháp trừng phạt mới trong những ngày tới.

Bốn quan chức Houthi nằm trong danh sách trừng phạt chung được Mỹ và Anh công bố hôm nay gồm lãnh đạo quốc phòng Mohamed Nasser al-Atifi, chỉ huy lực lượng hải quân Muhammad Fadl Abd Al-Nabi, chỉ huy lực lượng phòng thủ bờ biển Muhammad Ali al-Qadiri và giám đốc phụ trách mua sắm của nhóm Muhammed Ahmad al-Talibi.

Mỹ, Anh áp đặt biện pháp trừng phạt mới đối với Houthi- Ảnh 1.

Lực lượng Houthi diễu binh trên đường phố thủ đô Sanaa, Yemen để thể hiện sự ủng hộ cho người dân Palestine hồi tháng 10/2023. Ảnh: AFP

"Các cuộc tấn công dai dẳng vào tàu hàng và thủy thủ đoàn đe dọa làm gián đoạn chuỗi cung ứng quốc tế và tự do hàng hải, điều vốn rất quan trọng đối với an ninh, ổn định và thịnh vượng toàn cầu", Thứ trưởng phụ trách về Khủng bố và Tình báo tài chính của Bộ Tài chính Mỹ Brian Nelson cho hay.

Ông Nelson thêm rằng hành động phối hợp với Anh "thể hiện nỗ lực chung của chúng tôi nhằm thúc đẩy ngăn chặn những cuộc tấn công".

Trong khi đó, lực lượng Houthi cho biết sẽ tiếp tục tấn công các thuyền có liên quan Israel cho đến khi hàng viện trợ đến được với người dân Palestine ở Dải Gaza.

Người đứng đầu của lực lượng này, ông Abdel-Malek al-Houthi, nói rằng những biện pháp đáp trả của Mỹ và Anh sẽ chỉ phản tác dụng và sẽ không ảnh hưởng đến hành động của Houthi.

Chi phí vận tải biển tăng gần 250%, tuyến đường thương mại Á - Âu ảnh hưởng nặng nhất

Gía cước vận tải của một số tàu chở dầu đã tăng vọt lên trên 100.000 USD mỗi ngày do tình trạng gián đoạn các chuyến hàng qua Biển Đỏ vẫn tiếp tục căng thẳng. 

Theo dữ liệu từ Sàn giao dịch Baltic ở London, chi phí vận chuyển các sản phẩm dầu từ Trung Đông đến Nhật Bản đã tăng thêm 3%, lên 101.000 USD/ngày vào thứ Năm. Đó là mức cao nhất cho tuyến đường này kể từ năm 2020, khi tình trạng dư thừa do đại dịch gây ra khiến các thương nhân đổ xô dự trữ dầu trên mọi loại tàu mà họ có thể tìm thấy.

Kể từ giữa tháng 11, giá cước tàu chở nhiên liệu như xăng, dầu diesel và một sản phẩm tinh chế được gọi là naphtha đã bùng nổ cao hơn khi các tàu đi quãng đường xa hơn để vận chuyển hàng hóa đến châu Á hoặc vận chuyển hàng nghìn dặm vòng quanh châu Phi.

Các hãng vận tải lớn trên thế giới như MSC, Maersk, CMA CGM, Hapag-Lloyd, Cosco Shipping, HMM và Evergreen Line, cùng nhiều bên khai thác tàu chở dầu và khí đốt, cũng đang buộc phải đình chỉ việc vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ và điều hướng các tàu đi những tuyến đường khác.

Mỹ, Anh áp đặt biện pháp trừng phạt mới đối với Houthi- Ảnh 2.

Sự hỗn loạn ở Biển Đỏ đẩy chi phí tàu chở nhiên liệu lên trên 100.000 USD một ngày.

Động thái này cũng thể hiện trong giá cước của các tàu vận chuyển hàng hoá từ Trung Đông đến châu Âu. 

Tùy thuộc vào kích cỡ của tàu, các tàu trên tuyến đường đó hiện kiếm được từ 97.000 đến 117.000 USD mỗi ngày, dữ liệu từ Baltic Exchange cho thấy. Các chuyên gia nhận định lạm phát toàn cầu có thể nghiêm trọng hơn nếu chi phí vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ tiếp tục tăng cao. 

Rico Luman, chuyên gia tại hãng nghiên cứu thị trường ING Research, cho biết giá cước container trên tuyến thương mại Á - Âu chịu ảnh hưởng nặng nhất.

"Thời gian cho vận tải đường thủy đến các cảng tại Địa Trung Hải đã tăng hơn đáng kể. Giá cước container từ cảng đến cảng trên tuyến thương mại Á - Âu đã tăng 130% so với đầu tháng 11/2023", Luman nói.

"Nếu Biển Đỏ đóng cửa trong vài tháng và chi phí vận chuyển hàng hóa vẫn ở mức gấp đôi so với tháng 12/2023, chỉ số CPI toàn cầu (chỉ số giá tiêu dùng) có khả năng sẽ tăng 0,7 điểm phần trăm vào cuối năm 2024", nhà kinh tế trưởng Scott Livermore tại Oxford Economics phân tích. 

Tuy nhiên, Livermore cũng kỳ vọng cuộc khủng hoảng hiện tại chỉ là tạm thời trong thời gian ngắn và cho rằng tình trạng giá cước vận tải đường biển hiện đang tăng sẽ được đảo ngược.

(Nguồn: Bloomberg)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement