Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Một Ấn Độ đang hưởng lợi từ thương chiến Mỹ-Trung không phải là 'bậc thầy' đối với thế giới

Phân tích

27/09/2023 20:00

Ấn Độ ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng trong nền kinh tế thế giới, đất nước tỷ dân này đang tìm cách hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, nhưng những cải cách cần thiết về đất đai và nguồn lực lao động có thể là thách thức to lớn với chính quyền Thủ tướng Modi.

Bậc thầy tự phong?

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 ở New Delhi, các tờ báo lớn, bảng quảng cáo và trạm xe buýt ở mọi thành phố của Ấn Độ đều có dòng chữ "Vishwaguru", nghĩa là người thầy của thế giới. 

Điều này thật khó hiểu. Ấn Độ sẽ dạy thế giới điều gì? Đất nước này đã tự mô tả mình là nền dân chủ lớn nhất thế giới. Nhưng chính phủ Ấn Độ, do Thủ tướng Narendra Modi đứng đầu ngày càng bị chỉ trích là độc tài và độc đoán. 

Mặc dù sự phát triển của nền kinh tế lớn thứ năm thế giới hiện nay là rất ấn tượng, nhưng ngay cả khi Ấn Độ có thể duy trì mức tăng trưởng hàng năm ở mức 5% thì tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của nước này chỉ đạt khoảng 30% so với Mỹ. 

Một Ấn Độ đang hưởng lợi từ thương chiến Mỹ-Trung không phải là "bậc thầy" đối với thế giới - Ảnh 1.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chào đón Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi. Ảnh: EPA-EFE

Về phía Bắc Kinh, Trung Quốc có nhiều điều để chia sẻ với các nước đang phát triển khác về cách đạt được sự phát triển kinh tế. Chính quyền đại lục đã giúp hàng trăm triệu người thoát nghèo trong bốn thập kỷ, phát triển ngành năng lượng lên một thế lực đáng gườm với cả thế giới. 

Vào tháng 1, ông Modi đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh tiếng nói trực tuyến về Nam toàn cầu cho 125 quốc gia đang phát triển, nhưng không mời Trung Quốc, Brazil hay Nam Phi. Có lẽ, trước sự hiện diện của các quốc gia đang phát triển hàng đầu này, Ấn Độ sẽ không thể tự coi mình là "bậc thầy" được nữa. 

Lợi thế thực sự của Ấn Độ với tư cách là một cường quốc tầm trung, nước này có thể tận dụng sự cạnh tranh của các cường quốc lớn. Liên quan đến cuộc chiến ở Ukraina, trong khi cả Trung Quốc và Ấn Độ đều giữ thái độ trung lập đã được nghiên cứu kỹ càng trước đó, Washington đã gác lại sự thất vọng đối với New Delhi vì nhu cầu chiến lược lâu dài của Mỹ là kéo Ấn Độ lại gần hơn và chống lại Trung Quốc. 

Cán cân nghiêng về đâu?

Ấn Độ không thể đóng "vai trò trung tâm" trong việc tạo điều kiện chấm dứt tình trạng thù địch ở Ukraina, bất chấp những gì Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đề xuất. Hiện đã có một số kế hoạch hòa bình được đặt lên bàn, trong đó có một kế hoạch từ Trung Quốc. Không ai trong số chúng sẽ có hiệu quả trừ khi Moscow và Washington, thay vì Moscow và Kiev, có thể đồng ý một thỏa thuận. Nếu Nga chịu lắng nghe ai thì đó là Trung Quốc hơn là Ấn Độ.

Ấn Độ phụ thuộc vào Nga về vũ khí và năng lượng. Tuy nhiên, theo Alexander Gabuev, giám đốc Trung tâm Á - Âu Carnegie Russia, sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc sẽ tồn tại lâu hơn ở chỗ Trung Quốc như một nguồn nhập khẩu cũng như cung cấp hàng hóa quan trọng nhất của nước này.

Về lâu dài, mối quan hệ Nga - Ấn sẽ có xu hướng đi xuống dù không rạn nứt. Trong nhiều thập kỷ tới, Ấn Độ vẫn sẽ cần dầu khí của Nga nhưng cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc vũ khí vào Moscow. Do cuộc chiến ở Ukraina, Nga đã bị chậm tiến độ trong việc cung cấp các tàu khu trục tàng hình lớp Talwar cho Ấn Độ.

Washington sẽ rất sẵn lòng khi giúp New Delhi thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga. Vẫn còn phải xem liệu việc tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng Mỹ - Ấn có thực sự có thể tăng cường khả năng sản xuất quốc phòng của New Delhi hay không, hay liệu lĩnh vực quốc phòng của Ấn Độ sẽ trở thành một mớ hỗn độn lớn hơn khi mọi thứ từ khắp nơi đổ về. 

Một Ấn Độ đang hưởng lợi từ thương chiến Mỹ-Trung không phải là "bậc thầy" đối với thế giới - Ảnh 2.

Ấn Độ có mối quan hệ hợp tác lâu dài với Nga trong lĩnh vực quốc phòng. Ảnh: aljazeera

Chỉ chờ thời cơ

Thách thức lớn nhất của New Delhi là tối đa hóa lợi ích từ mối quan hệ với một Washington xa xôi mà không làm Bắc Kinh, nước láng giềng mạnh hơn của nước này khó chịu. Ấn Độ hiện đang được Mỹ săn đón vì Trung Quốc và Mỹ từng hợp tác để chống lại Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. 

Đây chắc chắn là thời cơ thích hợp để New Delhi nắm bắt. Nếu giả vờ là một nghệ thuật thì Modi chính là bậc thầy không ai sánh bằng. Ông đã lặp lại lời kêu gọi của Mỹ về một "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở", mặc dù quan điểm của Ấn Độ về luật hàng hải gần với Trung Quốc hơn Mỹ. 

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều bị hải quân Mỹ thách thức với các hoạt động tự do hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Sự khác biệt là hải quân Trung Quốc chắc chắn sẽ phản ứng, trong khi Hải quân Ấn Độ sẽ giả vờ như không có chuyện gì xảy ra.

Sự hòa hoãn giữa Trung Quốc và Ấn Độ sẽ phục vụ lợi ích của cả hai nước. Ngành dược phẩm của Ấn Độ nhập khẩu 70% hoạt chất từ Trung Quốc. Tương tự như vậy, Ấn Độ là một thị trường rộng lớn đối với Trung Quốc. Điều này giải thích tại sao, bất chấp những phàn nàn về môi trường nội địa của Ấn Độ, các công ty Trung Quốc vẫn đang xem xét đầu tư vào Ấn Độ.

Trừ khi xảy ra chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, New Delhi sẽ không phải là con tốt cho Washington. Khả năng xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Ấn Độ là thấp. Mặc dù đúng là hai bên đã xảy ra vụ ẩu đả chết người ở thung lũng Galwan vào tháng 6/2020, nhưng đây là trường hợp đầu tiên có thương vong sau hơn 40 năm.

Hai bên hoàn toàn có thể duy trì hòa bình ở khu vực biên giới, ít nhất là thêm 4 thập kỷ nữa.

Chính sách đối ngoại của Ấn Độ tốt nhất là thực dụng và tệ nhất là cơ hội, nhưng việc cố gắng đáp ứng cho tất cả các nước sẽ không khiến Ấn Độ trở thành một "Vishwaguru". 

Thay vào đó, Ấn Độ được coi là con dơi trong truyện ngụ ngôn của Aesop, tự mô tả mình là một con chim hoặc một con thú tùy thuộc vào đánh giá của nước này về một cuộc chiến sắp xảy ra giữa chim và thú. 

(Nguồn: SCMP)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement