Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Moscow muốn gì từ Moldova nhỏ bé?

Phân tích

27/02/2023 16:55

Sự ủng hộ của phương Tây dành cho Moldova đang tăng lên khi nước này bác bỏ sự can thiệp chính trị của Nga. Mặc dù nhỏ về diện tích, nhưng nước láng giềng phía Tây của Ukraina có tầm quan trọng chiến lược trong cuộc chiến.
news

Trong một động thái đáng chú ý, Tổng thống Mỹ Joe Biden đề nghị người đồng cấp Moldova Maia Sandu tham dự cuộc gặp với đại diện 9 thành viên ở khu vực Trung và Đông Nam châu Âu của Liên minh Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Warsaw vào ngày 21/2, dù quốc gia này thậm chí còn chưa xin gia nhập.

Trong một bài phát biểu, ông Biden đã nói thẳng với bà Sandu: "Tôi tự hào được đứng cùng bạn và những người Moldova yêu tự do. Hãy cho cô ấy một tràng pháo tay nào".

Moscow muốn gì từ Moldova nhỏ bé?   - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Warsaw vào ngày 21/2.

Nằm giữa Ukraina và Romania, Cộng hòa Moldova từ lâu đã lo sợ sự bị Nga tấn công.

Hồi đầu tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hủy bỏ một sắc lệnh năm 2012 trong đó Điện Kremlin đảm bảo chủ quyền của Moldova. Trước đó không lâu, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy đã cảnh báo rằng Nga đang cố gắng lật đổ các lãnh đạo thân châu Âu của Moldova. Moscow đã trả lời vào ngày 23 tháng 2 rằng, chính Ukraina đang lên kế hoạch can thiệp quân sự vào Moldova.

Trở lại với vấn đề, tại sao Moldova nhỏ bé, với dân số chỉ 3,5 triệu người, lại trở thành chủ đề ngày càng được quan tâm khi chiến tranh tiếp diễn?

Moldova là quốc gia đầu tiên sau sự sụp đổ của Liên Xô mà Nga ủng hộ phe ly khai, gây ra cuộc chiến đẫm máu kéo dài vài tháng vào năm 1992.

Kết quả là một cuộc ngừng bắn, với các lực lượng thân Moscow kiểm soát Transnistria, một dải đất hẹp ở phía Đông Moldova, nơi có nhiều người nói tiếng Nga, trong hơn ba thập kỷ.

Khoảng 2.000 binh sĩ Nga vẫn đóng quân ở đó, mặc dù Moscow đã đảm bảo rút quân khỏi khu vực này vào năm 1999. Kho vũ khí lớn nhất ở châu Âu, chứa khoảng 20.000 tấn đạn dược và thiết bị quân sự, cũng nằm gần làng Cobasna của Transnistrian.

Kể từ khi Nga tấn công Ukraina một năm trước, Transnistria đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết về mặt chiến lược. Nga không chỉ có thể mở một mặt trận phía Tây Ukraina từ đó mà còn có thể gây ra sự hỗn loạn trong nước ở Moldova, tạo ra một cuộc khủng hoảng ở biên giới bên ngoài phía Đông Nam của NATO.

Moscow muốn gì từ Moldova nhỏ bé?   - Ảnh 2.

Tổng thống Moldova Maia Sandu được mời tham dự cuộc họp quan trọng của NATO.

Các lực lượng ly khai ở Transnistria có thể sẽ quan tâm đến một kịch bản như vậy. Trong những thập kỷ gần đây, họ đã tự trang trải tài chính, trong số những thứ khác, bằng các hoạt động buôn lậu quy mô lớn thông qua lãnh thổ Ukraina. Tuy nhiên, kể từ khi bắt đầu cuộc chiến, Ukraina đã phong tỏa biên giới với Transnistria, hiện đang phải đối mặt với sự sụp đổ kinh tế.

Bà Sandu và chính phủ thân châu Âu của bà đã có quan điểm thận trọng về tình đoàn kết với Ukraina sau khi chiến tranh bắt đầu, nhằm tránh đối đầu với Moscow. Nhưng quốc gia ứng cử viên EU này đã tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với phương Tây kể từ mùa Thu, khi Moscow tiếp tục cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Moldova và hỗ trợ các đảng đối lập trong nỗ lực gây bất ổn tình hình chính trị trong nước.

Do đó, Moldova đã bắt đầu tìm nguồn cung cấp năng lượng từ các quốc gia khác ngoài Nga với tốc độ nhanh chóng. Hiện cũng có cuộc thảo luận mở về việc có nên thay đổi tình trạng trung lập hay không, điều được ghi trong hiến pháp. Việc nâng cấp quân đội - Moldova hầu như không có vũ khí và đã nhận được những chiếc xe bọc thép Piranha đầu tiên từ Đức cách đây vài tuần- cũng đang được cân nhắc.

Moscow muốn gì từ Moldova nhỏ bé?   - Ảnh 3.

Bản đồ Moldova.

Hiện tại, đất nước khó có thể tự bảo vệ mình ngay cả trước quân ly khai ở Transnistria, những kẻ có lẽ có hàng chục xe tăng chiến đấu và các thiết bị quân sự hạng nặng khác, cùng với kho đạn dược lớn.

Do đó, Ukraina đã đề nghị cung cấp hỗ trợ quân sự nếu Moscow và phe ly khai kích động xung đột.

Nhưng bất kỳ ý kiến nào cho rằng Ukraina đang lên kế hoạch can thiệp quân sự vào Moldova là vô lý và đây được xem là cái cớ để Kremlin biện minh cho các hành động quân sự có thể của mình. Ukraina chắc chắn không đưa các nguồn lực quân sự của mình vào mặt trận thứ hai.

Một điều mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đạt được trong khu vực là buộc Moldova phải dứt khoát thoát khỏi sự kìm kẹp của Moscow sau ba thập kỷ mâu thuẫn.

Sự thay đổi đã nhận được sự ủng hộ vượt ra ngoài những cử chỉ mang tính biểu tượng như cử chỉ của ông Biden ở Warsaw mà Romania, thường được gọi là "anh cả" của Moldova, đang ngày càng tăng cường hỗ trợ quốc gia láng giềng này trong việc độc lập kinh tế từ Nga.

(DW)

HẢI MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ