Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Máy bán hàng tự động, 'cần câu' của người nghèo ở Malaysia

Lối sống

19/07/2023 16:57

Là một phần của chương trình mang tên Sáng kiến thu nhập của người dân, các hộ gia đình có thu nhập thấp ở Malaysia có thể bán đồ ăn và thức uống tại các máy bán hàng tự động ở những khu vực có nhiều người qua lại. Chính phủ trả tiền thuê hàng tháng cho các máy này.

Máy bán hàng của người nghèo 

Mỗi buổi sáng trước giờ cao điểm tại trung tâm trung chuyển Kuala Lumpur Sentral (KL Sentral), người ta có thể thấy Amiruddin Ahmad Abdul Jalil đặt những hộp thức ăn như bánh phồng cà ri, kueh lapis và ketayap và bánh crepe vào trong một máy bán hàng tự động màu đỏ cách nhà hàng McDonald's chỉ vài mét. Mỗi hộp được bán với giá 2 RM (0,43 USD). 

Chàng trai 28 tuổi sống ở KL Sentral bắt đầu làm những việc này trước khi đi làm công việc chính của mình tại một công ty tư nhân. Vào buổi tối, Amiruddin quay trở lại máy bán hàng để đổ đầy các hộp cơm trộn và bánh xúc xích vào máy, được bán với giá 5 RM và 3 RM. 

Với những nỗ lực của mình, Amiruddin cùng vợ kiếm thêm 4.000 RM hàng tháng từ chương trình có tên là sáng kiến Thu nhập của người dân (IPR), được hỗ trợ bởi Bộ kinh tế Malaysia. 

Máy bán hàng tự động ở Malaysia, cách giúp người nghèo tiết kiệm  - Ảnh 2.

Một máy bán hàng tự động theo chương trình Sáng kiến thu nhập của người dân (IPR) ở KL Sentral. Ảnh: CNA

Ra mắt vào đầu tháng 2, sáng kiến này là một nỗ lực giúp người nghèo của đất nước tăng thu nhập ít nhất 2.000 RM mỗi tháng. Tổng cộng 750 triệu RM đã được dành riêng cho chương trình theo ngân sách năm 2023.

Trong bối cảnh nỗ lực tăng cường sự độc lập tài chính của các hộ gia đình có thu nhập thấp ở Malaysia, chương trình đã nhận được sự quan tâm từ các thành viên của công chúng muốn cải thiện sinh kế của họ.

Miễn phí toàn bộ

Trong buổi ra mắt dự án IPR vào tháng 2, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Rafizi Ramli đã gọi nó là “cần câu” để mọi người đạt được sự độc lập về tài chính. Dự án này có 3 phần, gồm sáng kiến Doanh nhân thực phẩm (Insan), sáng kiến Doanh nhân nông nghiệp (Intan) và sáng kiến Nhà điều hành dịch vụ (Ikhsan).

Amiruddin là người tham gia sáng kiến Insan, anh nhận được một máy bán hàng tự phục vụ để bán thực phẩm và đồ uống tại các địa điểm chiến lược trên khắp đất nước như trung tâm giao thông và bệnh viện.

Máy bán hàng tự động ở Malaysia, cách giúp người nghèo tiết kiệm  - Ảnh 3.

Danh sách các mặt hàng được bán từ máy bán hàng tự động của Amiruddin nằm ở KL Sentral. Ảnh: CNA

Chính phủ trả tiền thuê trong vòng 2 năm, và người dân thu được lợi nhuận từ việc bán hàng của họ. Để giữ giá hợp lý cho người tiêu dùng, các gói thực phẩm được bán có giới hạn 5 RM mỗi phần. 

Có một ứng dụng di động để giám sát theo dõi hàng tồn kho và doanh số bán thực phẩm, những người tham gia có thể nạp các hộp thức ăn vào máy bán hàng tự động khi lượng hàng sắp hết.

Amiruddin và vợ dành khoảng hai đến ba giờ mỗi ngày để chuẩn bị thức ăn, ban đầu rất khó khăn, tuy nhiên hiện tại mọi việc đã bắt đầu khởi sắc. 

“Chương trình này có tính liên tục và bền vững hơn so với hỗ trợ tiền mặt trực tiếp. Có rất nhiều lợi ích cho cộng đồng vì những người buôn bán có thể kiếm thêm thu nhập trong khi công chúng có thể mua những bữa ăn giá rẻ”, Amiruddin nói và cho biết thêm rằng anh bán khoảng 100 hộp thức ăn mỗi ngày. 90% thực phẩm được bán hết hàng ngày, phần còn lại được trao cho người vô gia cư hoặc tự tiêu dùng.

Tổng cộng có 100 máy đang hoạt động, với mục tiêu của chính phủ là 5.000 máy sẽ hoạt động vào cuối năm nay. Tính đến tháng 6, hơn 10.000 người đã đăng ký chương trình Insan.

Máy bán hàng tự động ở Malaysia, cách giúp người nghèo tiết kiệm  - Ảnh 4.

Giá thực phẩm được bán thông qua các máy bán hàng tự động IPR được giới hạn ở mức 5,5 RM. Ảnh: CNA

Nỗ lực giúp người dân cải thiện thu nhập 

Tại một cuộc biểu tình chính trị ở Negeri Sembilan hồi đầu tháng này, ông Rafizi đã đề cập đến chủ đề máy bán hàng tự động, nói rằng phe đối lập đã tấn công ý tưởng này.

"Vào những năm 70 và 80, chính phủ đã xây dựng không gian, cung cấp quầy hàng cho người dân hoặc cửa hàng cho họ thuê. Vấn đề hiện nay là giá thuê hiện nay đắt đỏ và không gian cho các quầy hàng có hạn. Người nghèo cần một nơi để kinh doanh", ông Rafizi nói trong một bài phát biểu của mình. 

Với việc một gian hàng chỉ tốn khoảng 20.000 RM để xây dựng và có thể đặt ở bất cứ nơi nào, miễn là thuận tiện cho mọi người. Số tiền tối thiểu mà những người tham gia sáng kiến có thể kiếm được là 150 RM đến 200 RM/ngày. 

"Điều quan trọng là chúng tôi muốn đảm bảo rằng người dân không phải thuê của bất kỳ ai, trả tiền điện nước và đợi ở đó cả ngày. Về mặt kinh tế, cách tốt nhất là cung cấp cho họ một chiếc máy bán hàng tự động", ông nói.

(Nguồn: CNA)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement