Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Loạt công ty năng lượng tái tạo lỗ đậm trong năm 2022

Doanh nghiệp

06/04/2023 18:57

Do phải đối diện với nhiều thách thức như thay đổi của chính sách mua điện và tác động kéo dài của đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp năng lượng tái tạo đã đồng loạt báo lỗ đậm trong năm 2022.

Thống kê của VietTimes cho thấy, tính đến ngày 6/4, đã có 25 công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo có phát hành trái phiếu đã công bố kết quả kinh doanh năm 2022. Trong đó, có tới 15 công ty - chiếm hơn một nửa danh sách mà VietTimes khảo sát - báo lỗ sau thuế.

Xét về độ lớn, CTCP Đầu tư Năng lượng Nam Phương (Nam Phương Energy) đứng đầu danh sách với khoản lỗ sau thuế lên tới 372,4 tỉ đồng trong năm 2022. Cùng kỳ năm trước, công ty này báo lãi 1,6 tỉ đồng.

Nam Phương Energy có nhiều mối liên hệ với BB Group của ông Vũ Quang Bảo. Hồi tháng 8/2021, doanh nghiệp này đã phát hành thành công 450 tỉ đồng trái phiếu. Một trong những tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu này là phần vốn góp trị giá 200 tỉ đồng của ông Vũ Quang Bảo tại Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco.

Loạt công ty năng lượng tái tạo lỗ đậm trong năm 2022 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Năm 2022, CTCP BB Power Holdings – một trong những mắt xích quan trọng thuộc hệ sinh thái BB Group, hoạt động trong mảng năng lượng tái tạo – cũng báo lỗ sau thuế 152,8 tỉ đồng, gấp đôi số lỗ 79 tỉ đồng trong năm 2021.

Những công ty năng lượng tái tạo báo lỗ lớn trong năm 2022 tiếp theo là bộ đôi CTCP Phong điện IA Pết Đak Đoa số Một và CTCP Phong điện IA Pết Đak Đoa số Hai, với khoản lỗ sau thuế lần lượt ở mức 209,5 tỉ đồng và 201,1 tỉ đồng. Năm 2021, hai công ty này lần lượt báo lãi 7 tỉ đồng và 4,46 tỉ đồng.

Ở nhóm Hoàng Sơn Group, năm 2022, hai thành viên hoạt động trong mảng năng lượng tái tạo của tập đoàn này là CTCP Đầu tư Năng lượng Hoàng Sơn và CTCP Đầu tư Năng lượng Hoàng Sơn 2 đều báo lỗ gần 66,5 tỉ đồng (năm 2021 lỗ 80 tỉ đồng).

Hai thành viên khác của Hoàng Sơn Group là CTCP Phong điện Chơ Long và CTCP Phong điện Yang Trung cũng lần lượt báo lỗ 35,6 tỉ đồng và 90,8 tỉ đồng trong năm 2022. Trước đó, năm 2021, Phong điện Chơ Long lãi sau thuế 14,6 tỉ đồng, còn Phong điện Yang Trung lãi sau thuế 0,56 tỉ đồng.

Loạt công ty năng lượng tái tạo lỗ đậm trong năm 2022 - Ảnh 2.

Một số công ty năng lượng tái tạo khác cũng ghi nhận kết quả kinh doanh chuyển từ lãi năm 2021 sang lỗ năm 2022, như: Công ty TNHH Điện gió Phước Hữu – Duyên Hải 1 (lãi 4,6 tỉ đồng năm 2021, lỗ 60,3 tỉ đồng năm 2022); CTCP Năng lượng Bắc Phương (lãi 10,9 tỉ đồng năm 2021, lỗ 31,5 tỉ đồng năm 2022).

Năm 2022, CTCP Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận báo lỗ sau thuế 106 tỉ đồng, gấp 4,6 lần số lỗ 22,7 tỉ đồng trong năm 2021. CTCP Năng lượng tái tạo Việt Nam Việt lỗ ròng năm 2021 là 43 tỉ đồng, sang năm 2022 tiếp tục báo lỗ 34,4 tỉ đồng.

Năm 2022, CTCP Điện mặt trời Trung Nam – thành viên của Trungnam Group – báo lãi sau thuế 251,2 tỉ đồng, giảm 11,9% so với năm 2021. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu giảm từ 28,1% xuống 19,8%.

Hai công ty thành viên thuộc hệ sinh thái BB Group của ông Vũ Quang Bảo là CTCP Đầu tư và Phát triển Thủy điện Đăkpsi và CTCP Năng lượng Thiên Niên Kỷ lần lượt báo lãi 49 tỉ đồng và 0,048 tỉ đồng trong năm 2022.

Trong khi đó, CTCP BCG Energy – thành viên của CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (Mã CK: BCG) – ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2022 ở mức 58,3 tỉ đồng, gấp 8,8 lần năm 2021.

CTCP Năng lượng tái tạo Sơn Mỹ – chủ đầu tư của dự án Nhà máy điện mặt trời Sơn Mỹ 3.1, công suất 50MW, tổng vốn đầu tư 1.300 tỉ đồng – báo lãi sau thuế 29,8 tỉ đồng trong năm 2022, tăng nhẹ so với số lãi 28,5 tỉ đồng trong năm 2021.

Công ty TNHH Điện gió Hòa Đông 2 – chủ đầu tư dự án nhà máy điện gió cùng tên, công suất 72MW tại phường Khánh Hoà, xã Hòa Đông và thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng – báo lãi sau thuế năm 2022 đạt 3,48 tỉ đồng, giảm 35,3% so với năm trước.

Khó khăn của loạt doanh nghiệp trên diễn ra trong bối cảnh ngành năng lượng tái tạo năm vừa qua đối diện với nhiều thách thức điển hình như chủ đầu tư điện gió không kịp đóng điện kịp tiến độ sau khi quy định FIT hết hiệu lực, thay đổi của chính sách mua điện và tác động kéo dài của đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, các dự án năng lượng tái tạo thường có nhu cầu lớn về vốn nhưng rủi ro cao do công suất và sản lượng phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu khiến thời gian thu hồi vốn có thể kéo dài, trong khi đó, các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại chưa sẵn sàng cho vay hoặc có cho vay thì lãi suất cao. 

Chưa kể, những bất ổn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua đã buộc doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu trước hạn trong khi dự án không có dòng tiền về, từ đó khiến nhiều doanh nghiệp năng lượng tái tạo có nguy cơ khủng hoảng dòng tiền.

Ngoài ra, thay đổi về mặt chính sách cũng là nguyên nhân các nhà đầu tư nản lòng. Mới đây nhất, vào đầu năm 2023, dựa trên những tính toán từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương ban hành khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp tại Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023, sau một thời gian dài các dự án rơi vào đình trệ. Song lưu ý rằng khung giá này thấp hơn từ 21-29% so với cơ chế giá FIT và không phải dự án nào cũng sẽ ghi nhận được mức sinh lời hiệu quả.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement