Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Khi nào tăng giá điện bán lẻ?

Nóng trong ngày

01/04/2023 10:46

Việc điều chỉnh giá điện năm 2023 căn cứ vào nhiều yếu tố như yếu tố đầu vào, tình hình tài chính của EVN, vĩ mô, lạm phát. Việc tăng giá điện phải báo cáo Thủ tướng xem xét, tùy theo mức điều chỉnh, sẽ thuộc thẩm quyền của các đơn vị khác nhau.

Chiều 31/3, Bộ Công Thương tổ chức họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương cho thấy năm 2021, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện là 419.031 tỷ đồng, năm 2022 là 493.265 tỷ đồng (bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành).

Khi nào tăng giá điện bán lẻ? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Theo đó, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2021 là 1.859,90 đồng/kWh, tăng 1,84% so với năm 2020; giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đồng/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021.

Sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2021 là 225,30 tỷ kWh, tăng 3,8% so với năm 2020. Doanh thu bán điện thương phẩm năm 2021 là 418.056 tỷ đồng, tăng 5,9% so với năm 2020. Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện năm 2021 là 1.855,57 đồng/kWh, tăng 1,94% so với năm 2020.

Sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2022 là 242,72 tỷ kWh, tăng 7,73% so với năm 2021. Doanh thu bán điện thương phẩm năm 2022 là 456.971 tỷ đồng, tăng 9,31% so với năm 2021. Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện năm 2022 là 1.882,73 đồng/kWh, tăng 1,46% so với năm 2021.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN lỗ 36.294 tỷ đồng. Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2022 là 10.058 tỷ đồng.

Tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN lỗ 26.235 tỷ đồng (không tính tới thu nhập từ sản xuất khác).

Theo chuyên gia từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), với số lỗ lớn, chi phí nguyên liệu (khí, than) tăng mạnh trong thời gian qua, cho thấy giá điện bắt buộc phải tăng bởi từ năm 2019 cho đến nay, giá điện vẫn ở ngưỡng 1.864,44 đồng/kWh, trong khi giá than và khí đang ở trạng thái thị trường cạnh tranh.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, giá than các loại nhập về Việt Nam trong năm 2019 là khoảng 86,5 USD/tấn (tương đương 2 triệu đồng), đến năm 2022, giá than các loại nhập về Việt Nam là khoảng 224 USD/tấn (tương đương 5 triệu đồng), mức tăng giá bình quân là 150%, trong khi đó giá điện vẫn chịu sự neo giá.

"Nếu giữ ổn định giá điện để đảm bảo các chỉ tiêu tăng trưởng, lạm phát, sẽ ảnh hưởng đến ngành điện, EVN sẽ không có năng lực tài chính để xây dựng các dự án điện cho tương lai, và ảnh hưởng lớn đến khả năng cung cấp điện cho trung và dài hạn", vị chuyên gia từ VCCI nói, theo Dân Việt.

Trước việc giá thành sản xuất kinh doanh điện tăng trong thời gian qua, phóng viên đặt câu hỏi tới lãnh đạo Bộ Công Thương khi nào tăng giá điện, thông tin giá điện bình quân sẽ tăng trên 10% có đúng hay không.

Trả lời báo chí, ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương), cho biết việc điều chỉnh giá điện năm 2023 căn cứ vào nhiều yếu tố như yếu tố đầu vào, tình hình tài chính của EVN, vĩ mô, lạm phát. Việc tăng giá điện phải báo cáo Thủ tướng xem xét, tùy theo mức điều chỉnh, sẽ thuộc thẩm quyền của các đơn vị khác nhau.

"Nếu các yếu tố đầu vào làm giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 3% trở lên, giá điện sẽ được phép điều chỉnh tăng, nếu giảm sẽ được điều chỉnh giảm", ông Hòa nói. Theo quy định, nếu giá điện được tính toán tăng dưới 5%, thẩm quyền sẽ thuộc EVN, 5-10% thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương, 10% trở lên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Lãnh đạo Cục Điều tiết Điện lực thông tin thêm thời gian qua, EVN đã xây dựng phương án tăng giá điện và báo cáo các cấp có thẩm quyền. Bộ Công Thương cũng đang xem xét, xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân 2023 và báo cáo Thủ tướng theo quy định, theo Dân trí.

Trước đó, Chính phủ ban hành khung giá bán lẻ điện bình quân mới, với mức tối thiểu (chưa bao gồm thuế GTGT) là 1.826,22 đồng/kWh, tối đa là 2.444,09 đồng/kWh. So với khung cũ, giá tối thiểu tăng 220,03 đồng/kWh (tương đương tăng 13,7%); giá tối đa tăng 537,67 đồng/kWh (tương đương tăng 28,2%).

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement