Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lĩnh vực chất bán dẫn của Ấn Độ đang 'nóng' lên nhờ sự hỗ trợ của Mỹ?

Doanh nghiệp

10/02/2023 14:08

Lĩnh vực chất bán dẫn của Ấn Độ được cho là đang nóng lên, với việc quốc gia này có thể sẽ là người hưởng lợi từ cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Hoa Kỳ, vào năm 2022 đã đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế việc bán chip hoặc thiết bị sản xuất chip cho Trung Quốc, đã tìm cách khuyến khích ngành công nghiệpsản xuất chất bán dẫn non trẻ của Ấn Độ.

Hai nước đã thảo luận về "sự hợp tác song phương về chuỗi cung ứng chất bán dẫn linh hoạt" và sản xuất tại cuộc họp khai mạc trong khuôn khổ Hội nghị Sáng kiến Ấn Độ-Hoa Kỳ về Công nghệ quan trọng và mới nổi vào ngày 1 tháng 2 vừa qua.

Lĩnh vực chất bán dẫn của Ấn Độ đang 'nóng' lên nhờ sự hỗ trợ của Mỹ?   - Ảnh 1.

Lĩnh vực chất bán dẫn của Ấn Độ đang 'nóng' lên nhờ sự hỗ trợ của Mỹ.

Các cuộc đàm phán diễn ra một ngày sau khi Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn Hoa Kỳ và Hiệp hội Chất bán dẫn và Điện tử Ấn Độ thành lập một nhóm đặc nhiệm để tìm kiếm các sáng kiến tư nhân về chất bán dẫn.

Một ngày sau cuộc đàm phán, Công ty General Atomics (GA) của Mỹ thông báo rằng họ đã hợp tác với Công ty khởi nghiệp 3rdiTech của Ấn Độ để cùng phát triển công nghệ bán dẫn. Hai công ty sẽ phát triển các sản phẩm cho lĩnh vực quốc phòng.

"Với GA, chúng tôi có mối quan hệ đối tác chiến lược sâu sắc để cùng sáng tạo và đổi mới các sản phẩm chất bán dẫn nhằm phục vụ các lợi ích an ninh quốc gia", một tuyên bố từ Công ty 3rdiTech cho biết.

Tuyen bố lưu ý rằng chất bán dẫn cho phép liên lạc, hướng dẫn chính xác và tầm nhìn trong đêm, trong điều kiện thời tiết xấu, tất cả đều cần thiết cho bất kỳ quân đội hiện đại nào.

Các kế hoạch hợp tác giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ được đưa ra sau một loạt thông báo trong sáu tháng qua về ngành công nghiệp bán dẫn của Ấn Độ.

Foxconn, một nhà sản xuất hợp đồng thiết bị điện tử đa quốc gia của Đài Loan (Trung Quốc), đã tham gia một liên doanh trị giá 19,5 tỷ USD với Tập đoàn Vedanta của Ấn Độ để sản xuất chất bán dẫn ở bang Gujarat nằm ở phía Tây Ấn Độ.

Liên doanh này đã nộp đơn xin các ưu đãi của chính phủ để thành lập một nhà máy sản xuất các mạch tích hợp từ các tấm silicon thô, ở Dholera thuộc bang Gujarat.

Chủ tịch Vedanta Anil Agarwal cho biết mục tiêu là sản xuất 40.000 tấm silicon thô mỗi tháng và dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất trong khoảng 2 năm rưỡi tới.

Trong khi đó, Hiệp hội bán dẫn quốc tế có trụ sở tại Israel đang xem xét đầu tư 3 tỷ USD để thành lập một nhà máy chế tạo ở bang miền Nam Karnataka.

Chủ tịch Natarajan Chandrasekaran của Tata Sons cho biết vào tháng 12 năm 2022, Tata Sons cũng sẽ xây dựng một "doanh nghiệp thử nghiệm lắp ráp chất bán dẫn" và đang đàm phán với các công ty khác.

Lĩnh vực chất bán dẫn của Ấn Độ đang 'nóng' lên nhờ sự hỗ trợ của Mỹ?   - Ảnh 2.

Chính phủ A^1n Độ đưa ra chương trình ưu đã trị giá 10 tỷ USD để khuyến khích các công ty sản xuất chất bán dẫn.

Các kế hoạch như thế này đang được thúc đẩy bởi chương trình ưu đãi trị giá 10 tỷ USD của chính phủ Ấn Độ, chi trả tới 50% chi phí dự án, được công bố vào năm 2021 để thu hút các nhà sản xuất chip nước này.

Sự gián đoạn do đại dịch gây ra đã tạo ra cuộc chạy đua thiết lập năng lực sản xuất chất bán dẫn và đa dạng hóa chuỗi cung ứng trên toàn cầu.

Chip bán dẫn được sử dụng trong mọi thứ, từ điện thoại thông minh và máy tính xách tay đến ô tô và thiết bị quân sự. Các dây chuyền sản xuất toàn cầu bị ảnh hưởng do thiếu chip trong đại dịch.

Đài Loan thống trị ngành công nghiệp có giá trị thị trường ước tính khoảng 500 tỷ USD trên toàn cầu. Chỉ riêng Công ty TSMC đã chiếm khoảng 50% sản lượng chip bán dẫn toàn cầu.

Các quốc gia và khu vực khác cũng đã công bố kế hoạch đẩy mạnh sản xuất chất bán và theo ước tính quy mô sản xuất của lĩnh vực này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Ví dụ, Liên minh châu Âu có kế hoạch hỗ trợ tài chính hàng tỷ USD để thành lập các nhà máy sản xuất chất bán dẫn tiên tiến.

Các chuyên gia tin rằng sẽ cần nhiều thời gian để thiết lập một hệ sinh thái sản xuất chip ở Ấn Độ.

"Tôi cảm thấy sẽ mất hai đến ba năm để hệ sinh thái này cất cánh", ông Rajeev Khushu, Chủ tịch nhóm công tác Ấn Độ của Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn cho biết và nói thêm rằng mọi thứ sẽ bắt đầu đi vào thực tế sau khi chính phủ thông báo những công ty nào đã được chọn theo chương trình khuyến khích.

Mặc dù Ấn Độ thiếu năng lực sản xuất, nhưng nước này có năng lực nghiên cứu và thiết kế chất bán dẫn, bên cạnh lợi thế về lực lượng lao động giá rẻ và cơ sở công nghiệp.

"Thế mạnh của Ấn Độ là thiết kế chất bán dẫn", ông Khushu cho biết và nói thêm rằng gần 20% thiết kế chất bán dẫn toàn cầu được thực hiện trong nước và điều này diễn ra một cách tự nhiên mà không có bất kỳ động cơ nào.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng Ấn Độ cần hành động nhanh chóng để tận dụng lợi thế của môi trường toàn cầu hiện nay.

"Sau nhiều thập kỷ bỏ lỡ ngành công nghiệp bán dẫn nói chung và các tấm silicon thương mại nói riêng, Ấn Độ hiện đang cố gắng giành lấy chúng bằng cách đưa ra các ưu đãi. Nhà máy silicon công nghệ trưởng thành, cũng như các ngành công nghiệp liên quan khác", ông Arun Mampazhy, một kỹ sư bán dẫn cho biết.

"Kế hoạch triển khai chương trình (khuyến khích bán dẫn) đã được công bố trong ngân sách tháng 7 năm 2019. Phải mất 2 năm rưỡi để triển khai chương trình này vào tháng 12 năm 2021 và 14 tháng sau đó, vẫn chưa có ứng viên nào được phê duyệt theo bất kỳ danh mục nào. Nhiều thời hạn… đã trôi qua", ông nói thêm.

Chính phủ vẫn lạc quan rằng Ấn Độ có thể nhanh chóng mở rộng quy mô năng lực.

Bộ trưởng Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ Ashwini Vaishnaw lưu ý tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos vào tháng 1 rằng: "Đây là một chặng đường dài và sẽ đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì và nỗ lực".

(Straits Times)

HẢI MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement