Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Quý IV/2022, lãi ròng của các doanh nghiệp niêm yết lao dốc đến 30%

Doanh nghiệp

09/02/2023 14:07

Theo thống kê mới công bố của VNDirect, tổng lợi nhuận ròng quý IV/2022 của các công ty giao dịch trên 3 sàn (HoSE, HNX, UPCoM) giảm 30,4% so với cùng kỳ, mức giảm lớn nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.

Kết quả đáng thất vọng này kéo tăng trưởng lãi ròng cả năm 2022 xuống chỉ còn 7,1% so với cùng kỳ (thấp hơn nhiều so với dự báo của VNDirect là tăng trưởng 16,7%).

Xét theo ngành, lãi ròng của các nhà sản xuất thép niêm yết giảm sâu 155,6% so với cùng kỳ do suy giảm sản lượng tiêu thụ và biên lãi gộp giảm 1,8 điểm phần trăm so với quý liền trước.

Ngành thực phẩm kéo dài xu hướng giảm với lợi nhuận ròng quý II/quý III/quý IV năm 2022 giảm lần lượt 7,7%/13,8%/80,7% so với cùng kỳ.

Quý 4, lãi ròng của các doanh nghiệp niêm yết lao dốc đến 30% - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Các công ty chứng khoán tiếp tục ghi nhận lợi nhuận ròng sụt giảm mạnh 96,6% trong quý IV/2022 do thanh khoản thị trường chứng khoán giảm 58,4% so với cùng kỳ. Các công ty thép, thực phẩm và chứng khoán cùng nhau làm tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường giảm 24,8 điểm phần trăm trong quý cuối năm, theo Zing.

Trong khi đó, lãi ròng nhóm ngân hàng niêm yết tăng trưởng 23,2% trong quý cuối năm, phần lớn được đóng góp từ tăng trưởng gần 54% của Vietcombank và 89% của BIDV do giảm chi phí dự phòng.

Ngành dịch vụ tiện ích cũng là điểm sáng với mức tăng trưởng lãi ròng cao nhất toàn thị trường 30,4%, với động lực lớn nhất đến từ PV Gas. Ngân hàng và tiện ích cùng nhau đóng góp 7,6 điểm phần trăm vào tăng trưởng của thị trường.

Một điểm nhấn khác mà VNDirect chỉ ra là biên lợi nhuận gộp thị trường (không bao gồm ngân hàng) vẫn tăng nhẹ 0,1 điểm phần trăm so với quý trước, lần đầu tiên kể từ quý III/2021 với sự cải thiện lớn nhất đến từ ngành dịch vụ tiện ích, bất động sản và dầu khí.

Tỷ lệ đòn bẩy của thị trường (không bao gồm ngân hàng) tiếp tục kéo dài xu hướng giảm kể từ đầu năm 2022, là kết quả của việc mua lại trái phiếu doanh nghiệp và nhu cầu huy động vốn yếu. Lãi suất cao cũng làm tăng chi phí vốn vay trung bình trên thị trường từ 5,8% lên 5,9% trong quý IV/2022.

Xét theo quy mô, lợi nhuận của nhóm vốn hóa lớn suy giảm 18,4% trong quý cuối năm, trong đó riêng nhóm VN30 chỉ giảm 11,5%. Lãi ròng doanh nghiệp vốn hóa vừa lao dốc 64,8% và nhóm vốn hóa nhỏ thậm chí mất đến 83,3% so với cùng kỳ, do nhu cầu xuất khẩu yếu, biên lợi nhuận sụt giảm và lỗ tỷ giá.

Quý 4/2022, doanh nghiệp Việt chịu áp lực từ môi trường kinh doanh nhiều thách thức hơn. Lãi suất và lạm phát ngày càng cao, nhu cầu yếu đi rõ rệt ở cả trong và ngoài nước.

Hệ quả, tổng lợi nhuận ròng của nhóm VN30 (ngoại trừ nhóm tài chính) đạt gần 18,3 ngàn tỷ đồng, lao dốc 43% so với cùng kỳ và giảm 31% so với quý 3/2022.

Quý 4, những ngôi vị đầu của bảng xếp hạng lợi nhuận không có quá nhiều thay đổi, dẫn đầu vẫn là Vinhomes với khoản lãi ròng 8,9 ngàn tỷ. Như vậy, cứ mỗi giây, mảng bất động sản của Vingroup mang về hơn 1,1 triệu đồng cho cổ đông, tương đương 4 tỷ đồng mỗi giờ.

Vị trí thứ hai về lợi nhuận là GAS, đây cũng là một trong số ít doanh nghiệp VN30 ghi nhận sự tăng trưởng lợi nhuận so với quý trước. Trong quý 4/2022, gã khổng lồ dầu khí lãi ròng gần 3,3 ngàn tỷ, tương đương hơn 400 ngàn đồng mỗi giây và 1,4 tỷ mỗi giờ, theo VietStockFinance.

Kế đó là Vinamilk với lãi ròng gần 1,9 ngàn tỷ đồng. Cứ mỗi giây, công ty này mang về hơn 230 ngàn đồng cho cổ đông. Trong khi đó, Vingroup lãi ròng cao thứ 4 trong nhóm VN30, với gần 1,6 ngàn tỷ đồng.

Với MWG, quý 4 là giai đoạn đáng quên khi lãi ròng giảm 60% so với cùng kỳ, điều hiếm khi xảy ra với ông lớn bán lẻ này. Kết quả ảm đạm xuất phát từ sự sụt giảm thấy rõ của nhu cầu thiết bị di động và điện máy, trong khi mảng Bách Hóa Xanh chưa thể đóng góp về lợi nhuận.

Trong khi đó, hai ông lớn bất động sản PDR và NVL vẫn đứng gần cuối bảng xếp hạng trong bối cảnh chịu nhiều áp lực về thanh khoản.

Bất ngờ nhất vẫn là Vietjet và Hòa Phát với khoản lỗ vượt dự báo của các chuyên gia. Hãng hàng không mang sắc đỏ ghi nhận khoản lỗ gần 2,4 ngàn tỷ đồng dù dịch bệnh đã qua đi và thị trường hồi phục trở lại. Tương tự, Hòa Phát lại lỗ kỷ lục gần 2 ngàn tỷ đồng.

Về doanh thu, Petrolimex vẫn trụ ngôi đầu bảng với hơn 78 ngàn tỷ đồng. Như vậy, cứ mỗi giây, ông lớn dầu khí này mang về gần 10 triệu đồng doanh thu.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement