Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Liệu đồng USD có bị mất 'ngôi vua' sau hàng loạt các lệnh cấm vận Nga?

Phân tích

09/03/2023 15:59

Một loạt các quốc gia đang cố gắng cắt giảm sự phụ thuộc vào đồng USD do lo sợ nước Mỹ sẽ "vũ khí hóa" đồng tiền của mình sau khi nước này áp dụng hàng loạt lệnh cấm vận lên Nga do cuộc chiến ở Ukraina. Tuy nhiên, liệu điều đó có dễ dàng như nhiều người nghĩ?
news

Một cuộc "nổi dậy" đang diễn ra

Đồng USD đã thống trị thế giới tài chính trong gần 8 thập kỷ kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Giờ đây, một cuộc chiến khác đang tạo tiền đề cho nhiều quốc gia suy nghĩ đến việc tách đồng tiền này ra khỏi các giao dịch thương mại. Nếu điều này xảy ra thì tương lai của đồng tiền này sẽ như thế nào?

Cuộc tấn công của Nga vào Ukraina vào tháng 2/2022 đã gây ra một làn sóng trừng phạt tài chính do Mỹ dẫn đầu đối với Moscow. Hai quyết định mạnh nhất trong số đó là quyết định của các chính phủ phương Tây đóng băng gần một nửa (300 tỷ USD) dự trữ ngoại tệ của Nga và loại bỏ các ngân hàng lớn của Nga khỏi SWIFT, một dịch vụ nhắn tin liên ngân hàng hỗ trợ thanh toán quốc tế.

Liệu 'ngôi vua' của đồng USD có bị phế truất sau cuộc chiến ở Ukraina? - Ảnh 1.

Ảnh: Nataliia Shulga/Al Jazeera.

Những biện pháp trừng phạt này, mà một số người gọi là "vũ khí hóa" của đồng USD, đã khiến Nga và Trung Quốc, hai đối thủ địa chính trị lớn nhất của Mỹ, thúc đẩy cơ sở hạ tầng tài chính thay thế.

Không chỉ là Bắc Kinh và Moscow. Từ Ấn Độ đến Argentina, Brazil đến Nam Phi và Trung Đông đến Đông Nam Á, các quốc gia và khu vực đã tăng cường nỗ lực trong những tháng gần đây hướng tới các thỏa thuận nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.

Theo các nhà kinh tế chính trị và chuyên gia, trừng phạt là tâm điểm của các sáng kiến phi USD hóa này là nỗi sợ hãi ở nhiều quốc rằng một ngày nào đó Hoa Kỳ có thể sử dụng sức mạnh đồng tiền của mình để nhắm mục tiêu vào họ theo cách mà họ đã làm với Nga.

Vì vậy, liệu những động thái này có thực sự truất ngôi của đồng tiền thường được "King USD" trong giới tài chính khỏi vị trí là phương tiện thanh toán hàng đầu trong thương mại toàn cầu?

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự thống trị của đồng USD khó có thể thay đổi trong tương lai gần và nó sẽ vẫn là đồng tiền chính trong thương mại và giao dịch quốc tế.

Không có loại tiền tệ nào khác có thể thay thế nó. Nhưng sức mạnh của nó đối với hệ thống tài chính toàn cầu có thể yếu đi nếu nhiều quốc gia bắt đầu giao dịch bằng các loại tiền tệ khác và giảm mức độ tiếp xúc với đồng USD.

Đồng USD đã trở thành "vua" như thế nào?

Phần lớn thương mại toàn cầu diễn ra bằng USD, chiếm vị trí trung tâm vào cuối Thế chiến II.

Năm 1944, đại diện của 44 quốc gia đã gặp nhau tại Bretton Woods (New Hampshire - Mỹ), để điều chỉnh lại nền kinh tế thế giới sau chiến tranh. Người ta đã đồng ý rằng Hoa Kỳ, với tư cách là nền kinh tế lớn nhất thế giới, sẽ cố định giá trị của đồng USD với vàng và các quốc gia khác sẽ lần lượt gắn đồng tiền của họ với đồng USD. Các quốc gia hiện phải dự trữ USD để duy trì tỷ giá hối đoái, khiến nó trở thành đồng tiền thống trị toàn cầu.

Liệu 'ngôi vua' của đồng USD có bị phế truất sau cuộc chiến ở Ukraina? - Ảnh 2.

Từ trái sang, JL Ilsley, bộ trưởng tài chính Canada; Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Henry Morgenthau Jr; và MS Stepanov, phó ủy viên nhân dân về ngoại thương của Liên Xô, tại Hội nghị Tài chính và Tiền tệ của Liên Hợp Quốc vào 2/7/1944, tại Bretton Woods, New Hampshire, nơi các quốc gia quyết định chốt đồng tiền của họ với đồng USD. Ảnh: AP.

Cam kết Bretton Woods sụp đổ vào những năm 1970 do Hoa Kỳ không còn đủ vàng để hỗ trợ cho đồng tiền của mình. Tuy nhiên, đồng USD sau đó đã được củng cố được vị trí tư cách là đồng tiền dự trữ được sử dụng bởi các quốc gia khác. Thị trường tài chính sâu rộng và linh hoạt của Hoa Kỳ, các chuẩn mực quản trị doanh nghiệp tương đối minh bạch và sự ổn định đã đảm bảo rằng đồng tiền này vẫn chiếm ưu thế, mặc dù các quốc gia không còn bắt buộc phải cố định đồng tiền của họ theo đồng USD.

Chắc chắn rằng, nói về phi USD hóa không phải là mới. Các câu hỏi về sự thống trị của đồng USD nảy sinh khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ, khi Liên minh châu Âu tung ra đồng euro vào năm 1999 và sau đó một lần nữa sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009.

Sự thống trị của đồng USD đã vượt qua những cơn bão đó. Ngày nay, gần 60% dự trữ ngoại hối do các ngân hàng trung ương trên thế giới được giữ bằng USD.

Tuy nhiên, điều đó đánh dấu một sự suy giảm từ khoảng 70 % trong năm 2000, cho thấy một sự thay đổi dần dần trong trật tự tài chính toàn cầu, theo các chuyên gia. Trong khi tỷ trọng của đồng euro chỉ tăng nhẹ kể từ khi ra mắt – từ 18% lên dưới 20% hiện nay – đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã tăng nhanh nhất kể từ năm 2016, mặc dù chưa đến 3% dự trữ toàn cầu được nắm giữ bằng đồng tiền này.

Alicia García Herrero, một thành viên cấp cao tại tổ chức tư vấn chính sách Bruegel có trụ sở tại Brussels, nói: "Rõ ràng chúng ta đang hướng tới một thế giới đa phương hơn, thể hiện qua tỷ lệ dự trữ ngoại hối của đồng USD giảm".

Trong năm qua, động cơ khuyến khích các quốc gia tăng tốc tránh xa đồng USD chỉ tăng lên.

Đồng USD là lựa chọn "hạt nhân" của thế giới tài chính

Các chuyên gia cho biết, các biện pháp trừng phạt do Mỹ đứng đầu đã đóng băng khả năng sử dụng một nửa dự trữ của Nga cũng như hạn chế khả năng thực hiện các giao dịch của các ngân hàng Nga bằng hệ thống SWIFT đã khiến nhiều quốc gia lo sợ, tạo động lực mới cho nỗ lực phi USD hóa.

Liệu 'ngôi vua' của đồng USD có bị phế truất sau cuộc chiến ở Ukraina? - Ảnh 3.

Người biểu tình phản đối cuộc tấn công Ukraina của Nga vào ngày 26/2/2022, tại Frankfurt am Main, Đức. Các biện pháp trừng phạt do Hoa Kỳ lãnh đạo chống lại Nga đã cắt đứt nước này khỏi hệ thống giao dịch quốc tế SWIFT. Ảnh: Yann Schreiber/AFP.

Zongyuan Zoe Liu, một thành viên về kinh tế chính trị quốc tế tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại có trụ sở tại New York, cho biết: "Yếu tố thúc đẩy lần này thực sự là các biện pháp trừng phạt áp đặt lên Nga". Bà mô tả quyết định loại Nga khỏi hệ thống SWIFT là "giống như sử dụng lựa chọn hạt nhân" trong thế giới tài chính.

Tính trung tâm của SWIFT trong lĩnh vực ngân hàng quốc tế thường được so sánh với Gmail trong lĩnh vực liên lạc qua email. "Trong hệ thống tài chính toàn cầu tích hợp, điều này có nghĩa là bạn cướp đi mạch máu của họ", bà Liu nói.

Các nhà phân tích cho biết, các quốc gia như Trung Quốc, vốn đã nằm trong tầm ngắm của lệnh trừng phạt của Mỹ trong các lĩnh vực như chất bán dẫn, lo ngại các biện pháp như vậy có thể được sử dụng để chống lại họ trong tương lai và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế của mình.

Đó là lý do tại sao nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang "cố gắng tích cực rời xa đồng USD", Ahmadi Ali, chuyên gia về trừng phạt và thành viên điều hành tại Trung tâm Chính sách An ninh Geneva, nói.

"Sau khi ra khỏi SWIFT, bạn mất khả năng giao dịch xuyên biên giới một cách dễ dàng", ông nói. "Bạn có nguy cơ bị cắt khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu và điều đó có thể gây thiệt hại cho toàn bộ nền kinh tế của quốc gia".

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đang nổi lên?

Trung Quốc đã loại bỏ trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, một trong những công cụ mà các quốc gia sử dụng để giữ dự trữ USD, hiện chỉ nắm giữ khoản nợ 870 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2010. Trung Quốc cũng đang đàm phán các thỏa thuận với các quốc gia khác để giao dịch trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ.

Liệu 'ngôi vua' của đồng USD có bị phế truất sau cuộc chiến ở Ukraina? - Ảnh 4.

Một nhân viên ngân hàng đếm tiền nhân dân tệ của Trung Quốc bên cạnh đồng USD tại một ngân hàng Kasikornbank ở Bangkok, Thái Lan. Một số quốc gia đang tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD của họ và Trung Quốc đang thúc đẩy đồng nhân dân tệ như một giải pháp thay thế. Ảnh: Athit Perawongmetha/Reuters.

Vào tháng 2, ngân hàng trung ương của Iraq, một nhà cung cấp dầu mỏ lớn, đã tuyên bố lần đầu tiên sẽ cho phép giao dịch thương mại với Trung Quốc được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ. Ngân hàng trung ương của Bangladesh đã đưa ra một thông báo tương tự vào tháng 9/2023. Cùng tháng đó, các thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải do Trung Quốc đứng đầu đã đồng ý tăng thương mại bằng đồng nội tệ của họ. Ngoài Trung Quốc, khối này bao gồm Nga, Ấn Độ, Pakistan, Uzbekistan, Kazakhstan, Tajikistan và Kyrgyzstan. Và vào tháng 12, Trung Quốc và Ả Rập Saudi đã thực hiện giao dịch đầu tiên bằng đồng nhân dân tệ.

Trong khi đó, Nga đã quyết định lưu trữ tất cả doanh thu thặng dư từ dầu khí vào năm 2023 bằng đồng nhân dân tệ khi nước này ngày càng chuyển sang sử dụng đồng tiền Trung Quốc để dự trữ ngoại hối.

Các biện pháp trừng phạt không phải là cách duy nhất mà sự phụ thuộc quá nhiều vào đồng USD có thể gây tổn hại cho các quốc gia.

Ali cho biết các khoản nợ bằng đồng USD của các nền kinh tế nhỏ hơn và các kế hoạch thúc đẩy thương mại khu vực cũng đã khiến các nước rời xa đồng USD. Đồng USD hiện có giá trị cao hơn 10% so với thời điểm bắt đầu cuộc chiến Ukraina vào tháng 2/2022 và cao hơn 30% so với một thập kỷ trước. Vào một thời điểm trong tháng 10 năm ngoái, đồng USD đã ở mức cao nhất kể từ năm 2000.

Giá trị của đồng tiền này tăng làm cho các khoản nợ bằng USD trở nên căng thẳng hơn khi thanh toán. Đối với các quốc gia mua khối lượng lớn nhiên liệu, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác từ các quốc gia khác, điều này cũng làm tăng đáng kể hóa đơn nhập khẩu của họ.

Đó là lý do tại sao không chỉ Trung Quốc và Nga đang cố gắng cắt giảm tiếp xúc với đồng USD mà còn có rất nhiều quốc gia, bao gồm cả những người đồng minh của Hoa Kỳ, đang tìm kiếm các giải pháp thay thế.

Nhiều nước cắt giảm sự phụ thuộc vào đồng USD

Tuần trước, đại sứ của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) tại Ấn Độ cho biết hai nước đang cố gắng hoàn tất một thỏa thuận để giao dịch bằng đồng tiền của họ, đồng dirham và đồng rupee. UAE là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Ấn Độ.

Liệu 'ngôi vua' của đồng USD có bị phế truất sau cuộc chiến ở Ukraina? - Ảnh 5.

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, trái, và Tổng thống Argentina Alberto Fernandez ôm nhau tại Buenos Aires, Argentina, vào ngày 23/1/2023. Trước thềm cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo đã công bố kế hoạch về một đồng tiền chung sẽ được sử dụng cho giao dịch. Ảnh: Gustavo Garello/AP.

Vào tháng 1, một quan chức Bộ Thương mại Ấn Độ nói với các phóng viên rằng Nga, Sri Lanka, Bangladesh và Mauritius đềuCác nền kinh tế lớn của Đông Nam Á đang lên kế hoạch tạo ra một cơ chế theo đó các ứng dụng có thể được sử dụng để giao dịch giữa các quốc gia này bằng nội tệ của mình mà không cần phải dựa vào đồng USD làm trung gian.

Và trong một thông báo gây xôn xao dư luận toàn cầu, hồi tháng 1, tổng thống Brazil và Argentina cho biết họ sẽ thiết lập một đồng tiền chung để giải quyết các giao dịch thương mại.

Bất chấp những nỗ lực này, các chuyên gia không tin rằng bất kỳ loại tiền tệ nào cũng có thể truất ngôi đồng USD trong tương lai gần.

Herrero cho biết: "Đồng tiền duy nhất có thể thay thế đồng USD trong thời gian dài là đồng nhân dân tệ, nhưng để đảm nhận vai trò đó, đồng tiền này phải có khả năng chuyển đổi hoàn toàn". "Tôi không nghĩ điều đó sẽ xảy ra trong tương lai gần".

Một loại tiền tệ có thể chuyển đổi hoàn toàn khi nó có thể được trao đổi tự do sang các loại tiền tệ khác cho mọi mục đích – trên thị trường tài chính, thương mại hoặc trên thị trường ngoại hối toàn cầu. Tuy nhiên, đồng nhân dân tệ chỉ có thể chuyển đổi cho các mục đích hạn chế, chẳng hạn như thương mại, hạn chế sức hấp dẫn của nó bất chấp tác động ngày càng tăng của Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu.

Một số chuyên gia tin rằng, mặc dù các động thái hướng tới phi USD hóa sẽ không có nghĩa là thay thế đồng USD bằng một loại tiền tệ khác, nhưng nó có thể đưa ra các lựa chọn khác để cho phép các giao dịch thương mại không sử dụng đồng USD.

Ali nói rằng điều này sẽ thành công đến mức nào vào thời điểm này là điều khó nói.

Ví dụ, các quốc gia như Argentina và Brazil là những nền kinh tế dựa trên hàng hóa và đồng USD thống trị các giao dịch. Liu cho biết khi giao dịch với các quốc gia khác, họ sẽ vẫn phụ thuộc vào đồng USD. Bà chỉ ra rằng nhiều quốc gia, chẳng hạn như Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, vẫn có các loại tiền tệ được chốt bằng đồng USD.

Thoát khỏi sự kìm kẹp của đồng USD sẽ không dễ dàng đối với các quốc gia này.

Đồng USD là 'chất bôi trơn' hay 'vũ khí'?

Trên toàn cầu, đồng USD được các nhà đầu tư coi là tài sản trú ẩn an toàn, đặc biệt là trong các cuộc khủng hoảng kinh tế, do niềm tin cao vào nền kinh tế Mỹ. Sự đảm bảo đó thể hiện ở nhu cầu USD tăng lên vào những thời điểm như vậy.

Liệu 'ngôi vua' của đồng USD có bị phế truất sau cuộc chiến ở Ukraina? - Ảnh 7.

Một người đàn ông mua thức ăn tại một nhà hàng ở Cairo, Ai Cập, bằng đồng bảng Ai Cập. Nó, giống như hầu hết các loại tiền tệ trên thế giới, đã bị mất giá so với đồng đô la trong cuộc chiến tranh Ukraina, khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn và Ai Cập là nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Ảnh: Amr Nabil/AP.

Nhưng nhu cầu đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự mất giá của hầu hết các loại tiền tệ so với đồng USD vào năm 2022 do cuộc chiến ở Ukraina.

Liu cho biết, có những lợi thế không thể tránh khỏi khi thực hiện giao dịch bằng một loại tiền tệ duy nhất, chẳng hạn như đồng USD. Bà nói, nó giúp giảm chi phí giao dịch và chịu trách nhiệm về tính chất tích hợp cao của hệ thống tài chính toàn cầu, đồng thời gọi đồng USD là "chất bôi trơn trong thương mại và tài chính quốc tế". Giao dịch bằng nhiều loại tiền tệ làm tăng rủi ro biến động tiền tệ.

Liu cảnh báo một hệ thống thương mại quốc tế bị phân mảnh sẽ khiến các giao dịch trở nên kém hiệu quả. Tuy nhiên, nếu việc sử dụng ngày càng nhiều các biện pháp trừng phạt cắt đứt các nền kinh tế khỏi các cơ chế tài chính và chuỗi cung ứng toàn cầu, thì sự phân mảnh đó có thể xảy ra.

"Nếu câu hỏi đặt ra là liệu một hệ thống tiền tệ đa dạng hơn là tốt hay xấu, tôi sẽ nói rằng tốt hơn hết là chúng ta nên có một loại tiền tệ tiêu chuẩn để kinh doanh vì nó đã hoạt động tốt cho đến nay", Liu nói và thêm rằng với điều kiện là Hoa Kỳ không vũ khí hóa đồng USD.

(Nguồn: Al Jazeera)

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ