Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lào đang rơi vào vòng xoáy khủng hoảng nợ với Trung Quốc

Kinh tế thế giới

10/11/2023 15:12

Với hàng tỷ USD vay từ chính quyền Bắc Kinh để tài trợ cho đường sắt, đường cao tốc và đập thủy điện, kết hợp với khủng hoảng tiền tệ và lạm phát tăng vọt, Lào đang trên bờ vực sụp đổ kinh tế.

Cứu trợ ngắn hạn

Vài năm gần đây, Lào đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ đáng báo động, làm dấy lên lo ngại về các khoản thanh toán cho Trung Quốc - chủ nợ lớn nhất của nước này.

Trung Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Lào vào cuối năm 2013 và kể từ đó, sức ảnh hưởng của đất nước tỷ dân càng tăng mạnh hơn. Phần lớn nợ công của nước này đều đến từ các thỏa thuận vay để xây dựng cơ sở hạ tầng theo Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Lào dùng nguồn vốn này để tài trợ cho các dự án đường sắt, đường cao tốc và đập thủy điện. Trong quá trình này, dự trữ ngoại hối của đất nước triệu voi cũng cạn kiệt. Trong năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính nợ công của Lào lên tới 122% GDP.

Khủng hoảng nợ diễn ra ngay khi giá thực phẩm và nhiên liệu trên toàn cầu leo thang, trong khi thị trường tiền tệ biến động mạnh. Trong bối cảnh đó, đồng Kip của Lào rơi xuống mức thấp kỷ lục so với USD, từ đó châm ngòi cho lạm phát leo thang.

Nhiều chuyên gia lo sợ đất nước này có thể đang trên bờ vực sụp đổ nếu khủng hoảng kinh tế vượt khỏi tầm kiểm soát.

Lào đang rơi vào vòng xoáy khủng hoảng nợ với Trung Quốc  - Ảnh 1.

Lào ghi nhận Nợ Chính phủ trên GDP là 68,01% vào năm 2022. Nợ Chính phủ trên GDP ở Lào trung bình là 52,19% GDP từ năm 1991 đến năm 2022, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 81,70% GDP vào năm 2004 và là kỷ lục mức thấp 33,61% GDP năm 1991. Nguồn: Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Để ứng phó, chính phủ Lào đã thực hiện một số biện pháp ổn định, bao gồm tăng lãi suất, phát hành trái phiếu và làm việc với Ngân hàng Phát triển châu Á về các biện pháp quản lý nợ. Họ cũng giảm chi tiêu cho các dịch vụ quan trọng như giáo dục và chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng nếu không có thỏa thuận giảm nợ rõ ràng với Trung Quốc, những khó khăn tài chính của Lào sẽ khó mà thuyên giảm.

Toshiro Nishizawa, giáo sư tại Đại học Tokyo, người tập trung vào chính sách kinh tế, cho biết: "Lào nên đàm phán về cách xử lý nợ trả trước với Trung Quốc, chẳng hạn như giảm nợ theo giá trị hiện tại ròng, để giúp đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ một cách bền vững".

Ngân hàng Thế giới cho biết, Trung Quốc đã giảm đáng kể khoản nợ ngắn hạn cho Lào từ năm 2020 đến năm 2022. Ước tính rằng các khoản trả chậm trong ba năm đó đạt khoảng 8% GDP của Lào vào năm 2022. Nhưng sự hào phóng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ kéo dài đến thế. 

Mariza Cooray, nhà nghiên cứu và nhà kinh tế cấp cao tại Trung tâm Phát triển Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Viện Lowy, cho biết giống như Sri Lanka và Zambia, Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa sẵn sàng cắt giảm khoản nợ của mình, mặc dù có những dấu hiệu rõ ràng rằng điều này cuối cùng sẽ cần thiết và có lợi cho tất cả các bên. 

Mối quan hệ Trung Quốc-Lào mạnh mẽ giúp ích cho vị thế của Bắc Kinh ở Đông Nam Á khi Mỹ giành được ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. 

"Hơn nữa, các ngân hàng Trung Quốc không muốn trở thành chủ nợ với gánh nặng tài sản kém hiệu quả, Bắc Kinh cũng không muốn trở thành người cho vay không đáng tin cậy đối với các quốc gia đang phát triển. Trung Quốc không sẵn lòng và không thể để Lào vỡ nợ", bà Nishizawa nói. 

Lào đang rơi vào vòng xoáy khủng hoảng nợ với Trung Quốc  - Ảnh 2.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Lào trong quý 2/2023 tăng 4,80% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm ở Lào đạt trung bình 6,56% từ năm 1989 đến năm 2023, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 9,90% vào năm 1989 và mức thấp kỷ lục 3,30% vào năm 2020. Nguồn: Ngân hàng Lào

Nỗi lo 'bẫy nợ'

Một số phương tiện truyền thông đã cảnh báo về cái gọi là bẫy nợ - một kịch bản trong đó Bắc Kinh sẽ tịch thu các tài sản cơ sở hạ tầng có giá trị ở Lào, nếu nước này vỡ nợ hoặc không thể thanh toán đúng hạn.

Mối lo ngại càng gia tăng sau khi công ty năng lượng nhà nước Électricité du Lào, chiếm khoảng 37% nợ nước ngoài của Lào, ký hợp đồng nhượng lại quyền kiểm soát cổ phần đa số 25 năm với China Southern Power Grid vào năm 2021. Thỏa thuận này mang lại cho các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc (SOE) phần lớn cổ phần và quyền xuất khẩu điện của Lào ra nước ngoài.

Tuy nhiên, một số chuyên gia đã bác bỏ lo ngại về ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc tại các quốc gia BRI.

Hai nhà nghiên cứu Deborah Brautigam của của viện Sáng kiến Nghiên cứu châu Phi-Trung Quốc (CARI) và Meg Rithmire của Harvard đã chỉ ra rằng Sri Lanka nợ Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới và ngân hàng Phát triển châu Á còn nhiều hơn Trung Quốc.

CARI lưu ý trong một bài báo nghiên cứu rằng: "Khi khủng hoảng nợ xảy ra, chúng tôi không thấy các ngân hàng Trung Quốc cố gắng 'tịch thu tài sản' và cho đến nay, ở châu Phi cũng không có trường hợp nào phải cần đến trọng tài quốc tế hoặc sự tham gia của tòa án bên thứ ba". 

Các quan chức Trung Quốc đang cố gắng phát triển các giải pháp phù hợp để giải quyết tính bền vững của nợ tùy từng trường hợp.

Lào đang rơi vào vòng xoáy khủng hoảng nợ với Trung Quốc  - Ảnh 3.

Tỷ lệ lạm phát ở Lào tăng lên 25,83% trong tháng 10 từ mức 25,69% vào tháng 9/2023. Tỷ lệ lạm phát ở Lào trung bình là 17,54% từ năm 1989 đến năm 2023, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 167,00% vào tháng 3/1999 và mức thấp kỷ lục -2,26% vào tháng 8/2009. Nguồn: Ngân hàng CHDCND Lào

Lào phải đa dạng hóa đầu tư nước ngoài nhưng với tình hình kinh tế bất ổn, điều này sẽ khó đạt được nếu không có thỏa thuận tái cơ cấu nợ. Pedro Martins, chuyên gia kinh tế cấp cao tại văn phòng Lào của Ngân hàng Thế giới, cho biết việc đạt được kết quả thành công trong các cuộc đàm phán lại nợ đang diễn ra sẽ rất quan trọng.

"Họ có thể cải tổ thuế, bao gồm giảm bớt các khoản miễn trừ thuế quá mức và tăng cường thu thuế. Về mặt chi tiêu, cải cách quản lý tài chính, bao gồm kiểm soát chặt chẽ việc trả nợ từ các doanh nghiệp nhà nước và cho vay hay bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nước sẽ là chìa khóa", Harumi Taguchi, nhà kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence chỉ ra.  

Martins chia sẻ thêm là cải thiện hiệu quả chi tiêu, củng cố khu vực tài chính và thúc đẩy môi trường kinh doanh đồng thời thúc đẩy xuất khẩu cũng là những biện pháp khác giải quyết nợ nần quốc gia. 

(Nguồn: CNBC)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement