Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lào tạm ngừng nhập khẩu thịt lợn từ Việt Nam

Cơ hội giao thương

23/03/2023 09:02

Bộ Nông Lâm nghiệp Lào vừa ra thông báo tạm dừng việc nhập khẩu thịt lợn từ Việt Nam và các nước đang có dịch tả lợn châu Phi. Thông báo đưa ra, trong bối cảnh tình hình dịch tả lợn châu Phi (ASF) đang bùng phát mạnh ở nhiều nước và để ngăn chặn không cho dịch bệnh lây lan.

Theo đó, Lào tạm ngưng nhập khẩu thịt lợn, bao gồm lợn sống và sản phẩm đã qua chế biến từ Việt Nam, đồng thời các đơn vị liên quan tăng cường theo dõi và giám sát các hoạt động nhập khẩu bất hợp pháp tại các cửa khẩu quốc tế, sân bay quốc tế, cửa khẩu địa phương.

Khi các cơ quan chức năng của Lào phát hiện các đối tượng cố tình nhập lậu lợn sống và các sản phẩm từ thịt lợn đã qua chế biến sẽ bị lập biên bản và xử lý theo quy định của pháp luật và tất cả hàng hóa cũng sẽ được tiêu hủy.

Bên cạnh đó, Chính phủ Lào khuyến cáo người dân nên theo dõi những con vật bị bệnh và cần có biện pháp tiêu hủy phù hợp nếu chúng bị phát hiện mang mầm bệnh, để ngăn chặn sự lây lan của dịch.

Trước đó, vào năm 2020, Lào đã tạm dừng nhập khẩu thịt lợn từ Trung Quốc và Thái Lan, sau khi phát hiện bảy đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi với 973 con lợn chết tại tỉnh Salavanh và gần đây nhất là tháng 1/2023, Lào cũng đã tạm ngưng nhập khẩu thị lợn từ Thái Lan.

Lý do Lào tạm ngừng nhập khẩu thịt lợn từ Việt Nam? - Ảnh 1.

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) thông tin, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 68 ổ dịch bệnh tả lợn châu Phi tại 22 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 2.984 con lợn. So với cùng kỳ năm 2022, số tỉnh có dịch giảm 50%, số ổ dịch giảm 87,4%, số lợn phải tiêu hủy tại các ổ dịch giảm gần 87,95%.

Tuy dịch có giảm hơn năm 2022, nhưng theo khuyến cáo của Cục Thú y, nguy cơ dịch tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao. Nguyên nhân là do virus dịch tả lợn châu Phi có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp. Thêm vào đó, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỉ lệ lớn, trong khi không bảo đảm các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học; thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho sức khỏe đàn vật nuôi và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh…

Đối với tình hình dịch bệnh cúm gia cầm, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 4 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 4 huyện của 4 tỉnh. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 6.569 con. So với cùng kỳ năm 2022, số ổ dịch giảm 33,33%, số gia cầm bị dịch phải tiêu hủy giảm hơn 71,26%.

Các ổ dịch cúm gia cầm chủ yếu xảy ra tại hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, chưa được tiêm phòng vaccine cúm gia cầm. Các địa phương đã phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan diện rộng.

Giao thương buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm trong nước gia tăng, giết mổ nhỏ lẻ còn rất phổ biến (cả nước còn trên 22.000 điểm giết mổ nhỏ lẻ); tình trạng nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm còn xảy ra tại các tỉnh biên giới…

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement