Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lãi suất tiền gửi giảm sâu ở nhóm Big4 ngân hàng

Ngân hàng

20/03/2024 10:34

Biểu lãi suất huy động của Agribank, Vietcombank và BIDV hiện đang tương đương nhau. Trong khi đó, VietinBank đưa ra mức lãi suất huy động cao nhất trong nhóm Big 4, nhỉnh hơn các nhà băng còn lại khoảng 0,1-0,3%/năm tùy từng kỳ hạn.

Ngân hàng BIDV vừa chính thức điều chỉnh giảm lãi suất huy động thêm 0,1-0,3 điểm phần trăm tại tất cả kỳ hạn, đưa biểu lãi suất huy động về tương đương Agribank và Vietcombank.

Cụ thể, ngân hàng BIDV điều chỉnh giảm 0,2 điểm phần trăm tại các kỳ hạn 1-6 tháng. Sau điều chỉnh, lãi suất huy động kỳ hạn 1-2 tháng về còn 1,7%/năm; 3-5 tháng còn 2%/năm; 6 tháng còn 3%/năm.

Ở kỳ hạn 12-18 tháng, lãi suất huy động giảm 0,1 điểm phần trăm xuống còn 4,7%/năm; từ 24 tháng trở lên giảm 0,3 điểm phần trăm xuống còn 4,7%/năm.

Lãi suất tiền gửi giảm sâu ở nhóm Big4 ngân hàng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Trước BIDV, ngân hàng quốc doanh khác là Agribank cũng điều chỉnh giảm lãi suất huy động thêm 0,1-0,2 điểm phần trăm tại các kỳ hạn 1-5 tháng và từ 12 tháng trở lên. Kỳ hạn 6 tháng được nhà băng này giữ nguyên lãi suất.

Sau đợt điều chỉnh, biểu lãi suất của Agribank đang niêm yết tại 1,6%/năm (kỳ hạn 1-2 tháng); 1,9%/năm (kỳ hạn 3-5 tháng); 3%/năm (kỳ hạn 6 tháng); 4,7%/năm (kỳ hạn 12 tháng trở lên).

Hiện biểu lãi suất huy động tiền gửi của Agribank, Vietcombank và BIDV đang tương đương nhau. Trong khi đó, VietinBank đưa ra mức lãi suất huy động cao nhất trong nhóm Big 4, nhỉnh hơn các nhà băng còn lại khoảng 0,1-0,3%/năm tùy từng kỳ hạn.

Đây cũng là ngân hàng quốc doanh duy nhất còn giữ lãi suất huy động kỳ hạn dài trên 24 tháng ở mức 5%/năm.

Trước đó, sáng ngày 18/3, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng chính thức điều chỉnh lãi suất tiết kiệm. Cụ thể, lãi suất tiết kiệm SCB giảm 0,1 điểm phần trăm đối với kỳ hạn tiền gửi từ 1-5 tháng. Trong đó, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1-2 tháng chỉ còn 1,65%/năm và 3-5 tháng chỉ còn 1,95%/năm. SCB giữ nguyên lãi suất tiết kiệm tại các kỳ hạn còn lại. Kỳ hạn 6-11 tháng hiện có mức lãi suất tiết kiệm là 3,05%/năm. Ở kỳ hạn 12-36 tháng, lãi suất tiết kiệm tại SCB là 4,05%/năm.

Đáng chú ý, cũng trong ngày hôm qua, 18/3/2024, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank – SGB) công bố biểu lãi suất huy động mới dành cho khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, trong lần điều chỉnh này, ngân hàng đã tăng lãi suất ở nhiều kỳ hạn với mức tăng trung bình 0,4 điểm phần trăm. Đây là ngân hàng hiếm hoi điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm, theo An ninh Tiền tệ.

Theo đó, lãi suất tiết kiệm tại kỳ hạn 36 tháng tăng thêm 0,4 điểm phần trăm lên 5,8%/năm. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 24 tháng tăng 0,3 điểm phần trăm lên 5,7%/năm. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 18 tháng tăng 0,2 điểm phần trăm lên 5,6%/năm. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng tăng 0,1 điểm phần trăm lên 5,2%/năm.

Đối với lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống, Saigonbank giữ nguyên hoặc điều chỉnh giảm khoảng 0,1-0,2 điểm phần trăm. Theo đó, kỳ hạn 9-12 tháng, lãi suất tiết kiệm không đổi giữ ở mức lần lượt 4,1%- 5%/năm. Trong khi đó, lãi suất tiết kiệm tại kỳ hạn từ 1-6 tháng giảm trung bình 0,1-0,2 điểm phần trăm, dao động từ mức 2,3%/năm-3,8%/năm.

Tính từ đầu năm đến nay, thị trường ghi nhận 16 ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiền gửi. Xu thế chung vẫn là hạ lãi suất, đa phần giảm ở các kỳ hạn dài 6-12 tháng. Đáng chú ý có BaoVietBank, BVBank, PGBank và ACB đã thông báo giảm lãi suất 2 lần trong tháng này, theo Zing.

Dù môi trường lãi suất thấp nhưng dòng tiền vẫn không dịch chuyển mạnh khỏi hệ thống ngân hàng để chảy qua các kênh đầu tư khác như bất động sản hay chứng khoán.

Tính đến cuối năm 2023, có hơn 13,5 triệu tỷ đồng nhàn rỗi của người dân và doanh nghiệp gửi tại ngân hàng, tăng 14% so với năm 2022 và cao nhất từ trước đến nay.

Bên cạnh đó, do cầu tín dụng yếu vì nhu cầu về sản xuất, tiêu thụ hàng hóa chưa được cải thiện, hầu hết ngân hàng chưa mặn mà với việc tăng lãi suất huy động trở lại để hút tiền gửi.

Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng được các chuyên gia kinh tế dự báo sẽ phục hồi trong quý 2 năm nay, khiến thanh khoản hệ thống bớt dồi dào và có khả năng thúc đẩy các ngân hàng tăng lãi suất huy động.

AN LY (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement