Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lãi suất huy động tiếp tục giảm mạnh, thấp nhất còn 2,4 %/năm

Ngân hàng

04/12/2023 17:27

Các ngân hàng lớn tại Việt Nam tiếp tục giảm lãi suất huy động, gửi tiền 12 tháng trở lên chỉ được 4,6 %/năm, nhiều ngân hàng tư nhân niêm yết thấp hơn cả nhóm Big4.

Trong hơn 1 tháng qua, Vietcombank đã 3 lần giảm lãi suất huy động và đang có mức lãi suất tiền gửi thấp nhất thị trường.

Mới đây nhất, ngày 30/11, Vietcombank áp dụng biểu lãi suất huy động mới, giảm 0,2 %/năm ở các kỳ hạn so với trước đó. Theo đó, lãi suất huy động trực tuyến kỳ hạn 1-2 tháng chỉ còn 2,4 %/năm; kỳ hạn 3-5 tháng chỉ còn 2,7 %/năm; kỳ hạn 6-11 tháng chỉ còn 3,7 %/năm và lãi suất huy động kỳ hạn 12-24 tháng chỉ còn 4,8 %/năm.

Với lãi suất này, Vietcombank là ngân hàng có mức lãi suất thấp nhất thị trường hiện nay.

Trước đó, ba ngân hàng còn lại trong nhóm Big 4 là VietinBank, BIDV, Agribank cũng thông báo giảm lãi suất huy động áp dụng với một số kỳ hạn.

Lãi suất huy động tiếp tục giảm mạnh, thấp nhất còn 2,4 %/năm- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Ngày 29/11, VietinBank công bố giảm 0,1-0,2 %/năm lãi suất huy động một số kỳ hạn. Tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 1-2 tháng giảm 0,2 %/năm xuống còn 3%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng giảm 0,15 %/năm xuống chỉ còn 3,3 %/năm; các kỳ hạn 6-9 tháng giảm 0,1% xuống còn 4,3 %/năm, theo vietnamfinance.vn.

BIDV cũng giảm 0,1 %/năm lãi suất huy động trực tuyến kỳ hạn từ 6-11 tháng, còn 4,5 %/năm; giảm 0,2 %/năm tiền gửi trực tuyến các kỳ hạn từ 12-36 tháng, xuống còn 5,3 %/năm.

Tại Agribank, lãi suất huy động trực tuyến kỳ hạn 1-2 tháng giảm 0,2 %/năm xuống còn 3,2 %/năm; lãi suất kỳ hạn 3-5 tháng được giảm 0,25 %/năm xuống còn 3,6 %/năm.

Tại khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, lãi suất cũng được điều chỉnh giảm thêm từ 0,2-0,4 %/năm. Đơn cử, MB vừa thông báo giảm 0,2 %/năm lãi suất huy động kỳ hạn 1 đến 5 tháng.

Techcombank vừa thông báo giảm lãi suất huy động ở các kỳ hạn từ 6-36 tháng với mức giảm 0,1 %/năm. Theo đó, khách hàng thông thường nếu gửi kỳ hạn 1 tháng lãi suất chỉ còn 3,25 %/năm; kỳ hạn 6 tháng lãi suất còn 4,65 %/năm; kỳ hạn 12-36 tháng, giảm 0,2 %/năm xuống chỉ còn 4,85 %/năm.

Hàng loạt ngân hàng khác cũng đang áp dụng lãi suất tiền gửi thấp chưa từng có. Tại các ngân hàng thương mại cổ phần lớn như VPBank, Sacombank..., lãi suất huy động cao nhất cũng chỉ còn 5,4-5,9 %/năm.

Trong đó, ACB hiện chỉ niêm yết lãi suất tiền gửi cao nhất là 4,9%, thấp hơn cả nhóm Big4.

So với đầu năm 2023, mặt bằng lãi suất huy động hiện đã giảm một nửa.

Thời điểm này cũng là lúc nhiều khoản tiền gửi của người dân đáo hạn. Với lãi suất huy động thấp như hiện nay, nhiều người hoang mang không biết nên gửi tiền tiếp tục hay đầu tư vào kênh khác.

Ở chiều ngược lại, dù lãi suất xuống thấp nhưng tăng trưởng tín dụng lại vô cùng khó khăn. Ngân hàng Nhà nước cho biết đến ngày 23/11/2023, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới đạt 8,38% so với cuối tháng 12/2022, thấp hơn so với chỉ tiêu định hướng đầu năm (14,5%). 

Mức tăng trưởng tín dụng không đồng đều, một số tổ chức tín dụng tăng trưởng khá cao, một số tổ chức tín dụng tăng trưởng thấp, thậm chí tăng trưởng âm. Theo đó, dư địa còn lại của toàn hệ thống để các ngân hàng mở rộng tăng trưởng tín dụng là rất lớn, còn khoảng gần 6,2%, tương đương khoảng 735.000 tỷ đồng để cấp tín dụng cho nền kinh tế.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước lý giải tăng trưởng tín dụng thời gian qua chưa cao chủ yếu do nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, quá trình phục hồi còn chậm nên cầu tín dụng giảm và sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế còn yếu, theo TTXVN.

Cụ thể, thứ nhất, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn chung (xuất khẩu, nhập khẩu giảm mạnh), cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh giảm, dẫn tới cầu tín dụng giảm tương ứng. Thứ hai, một số nhóm khách hàng có nhu cầu tín dụng nhưng chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn/hoặc còn vướng mắc về thủ tục pháp lý (như việc tiếp cận tín dụng của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế do quy mô vốn nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính, quản trị điều hành hạn chế; thiếu phương án kinh doanh khả thi...).

Thứ ba, sau thời gian dài nền kinh tế gặp khó khăn, mức độ rủi ro của khách hàng bị đánh giá cao hơn, nhất là khi hoạt động của doanh nghiệp khó chứng minh hiệu quả trong bối cảnh hiện nay (chi phí đầu vào, nguyên vật liệu nhập khẩu ở mức cao, trong khi thị trường đầu ra, đơn hàng, doanh thu giảm...).

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement