Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Khuyến nghị cổ phiếu 11/10: FIR, PHR, MBB

Chứng khoán

10/10/2022 20:02

MBB, FIR, PHR là những cổ phiếu cần quan tâm trong phiên 11/10, theo khuyến nghị của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị FIR: Khả quan

CTCK Yuanta Việt Nam – FSC: Chỉ số YS30 đóng cửa giảm mạnh 4,6% với khối lượng giao dịch tăng cho thấy áp lực bán tháo gia tăng. Đồng thời, đồ thị giá rơi vào vùng quá bán cho nên đồ thị giá có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi phục và nếu đồ thị giá hình thành nhịp hồi phục trong phiên kế tiếp thì rủi ro ngắn hạn có thể sẽ giảm dần. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của chỉ số YS30 vẫn duy trì ở mức giảm.

Hệ thống chỉ báo xu hướng của Chứng khoán Yuanta Việt Nam xuất hiện tín hiệu bán cổ phiếu FIR cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục cơ cấu giảm tỷ trọng cổ phiếu và quan sát thị trường.

Khuyến nghị cổ phiếu 11/10: FIR, PHR, MBB - Ảnh 1.

Biểu đồ giá cổ phiếu FIR trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị PHR: Mua với giá mục tiêu 65.500 đồng/CP

CTCK Tiên Phong - TPS: Vườn cao su của CTCP Cao su Phước Hòa (HOSE - Mã: PHR) tại Campuchia bắt đầu hoạt động trồng cao su vào 2009 và đã đưa vào khai thác 402 ha đầu tiên vào 2016. Trong 2021, đơn vị này thu hoạch tổng cộng 11.462 tấn cao su (tăng 17,4% so với năm trước), chính thức vượt sản lượng cao thu tại thị trường nội địa (10,469 tấn). Hiện tại, diện tích vườn cao su đã đạt 7.589 ha, tương đương 55% tổng diện tích cao su công ty mẹ.

Trong giai đoạn tiếp theo, chúng tôi đánh giá vườn cây tại khu vực Campuchia sẽ là động lực thúc đẩy chính cho mảng cao su của PHR trên cơ sở: (1) Vườn cây đã được đầu tư đầy đủ, đảm bảo hiệu suất khai thác tối ưu trong điều kiện thời tiết bất lợi; (2) Tuổi cây trung bình tại Campuchia chưa cao, đem lại nhiều dư địa để tăng trưởng sản lượng; (3) Dây chuyền sản xuất mủ SVR CV50/60 dự kiến sẽ gia tăng giá trị cho thành phẩm.

Với tổng diện tích rừng cao su hơn 15.277 ha tại các khu vực trọng điểm về công nghiệp như Nam Tân Uyên (Bình Dương), công ty đang có định hướng chuyển mình để phát triển bền vững với mục tiêu chuyển đổi khoảng 5.000 ha đất để xây dựng 5 khu công nghiệp và nghiên cứu đầu tư lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao trong giai đoạn 2020– 2025. Hiện tại việc chuyển đổi đất cao su vẫn còn vướng mắc một số quy trình pháp lý, dẫn đến giai đoạn đầu tư có thể bị kéo dài.

TPS dự báo PHR sẽ đạt mức doanh thu thuần đi ngang với cùng kỳ, đạt 1.936 tỷ đồng (giảm 0,5%) trong năm 2022 nhưng nguồn thu nhập từ tiền đền bù đất sẽ hỗ lợi nhuận sau thuế công ty tăng trưởng mạnh lên mức 863 tỷ đồng (tăng 111,5%)

Dựa trên phương pháp định giá từng phần (SOTP) giá trị hợp lý của PHR được xác định ở ở mức 65.500 đồng/cp, tương ứng với lợi nhuận kỳ vọng 27.7% so với giá đóng cửa ngày 3/10/2022. Hiện tại, cổ phiếu đang giao dịch mở mức 10.2x, chiết khấu 7% so với giá trị trung vị 5 năm gần nhất.

Khuyến nghị cổ phiếu 11/10: FIR, PHR, MBB - Ảnh 2.

Biểu đồ giá cổ phiếu PHR trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị MBB: Mua với giá mục tiêu 33.800 đồng/CP

CTCK Phú Hưng (PHS): Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB – sàn HOSE) được thành lập từ năm 1994. MBB một tập đoàn tài chính đa năng với ngân hàng mẹ MB tại Việt Nam và nước ngoài (Lào, Campuchia) và các công ty thành viên (trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, tài chính tiêu dùng, quản lý quỹ, quản lý tài sản, bảo hiểm nhân thọ).

Ngân hàng đặt mục tiêu giai đoạn 2022-2026: (1) đạt quy mô 20 triệu khách hàng; (2) Tăng trưởng lợi nhuận kép (CAGR) tối thiểu 23%/năm; (3) Các chỉ tiêu chất lượng, hiệu quả top 3 thị trường.

ROE của MBB liên tục cải thiện trong giai đoạn từ 2016-2021 từ 11,7% vào năm 2016 lên 23,5% vào năm 2021. Lũy kế 12 tháng gần nhất, ROE của MBB đạt 25,8%, cải thiện 2,3% so với cuối năm 2021, thuộc top 2 ngân hàng có ROE cao nhất ngành nhờ (1) NIM vượt trội và (2) Thu nhập ngoài lãi tăng trưởng tốt.

MBB có các quyền lợi chính sau khi nhận chuyển giao bắt buộc 1 TCTD: (1) MB không phải thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính của TCTD được chuyển giao bắt buộc; MB được loại trừ TCTD được chuyển giao bắt buộc đó khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất; (2) Việc nhận chuyển giao bắt buộc một TCTD giúp MB tăng trưởng quy mô cao hơn mức tăng trưởng bình quân thị trường khoảng 1.5-2x 3-5 năm; (3) Việc tối ưu mạng lưới kênh phân phối của MB và TCTD được chuyển giao bắt buộc (dự kiến khoảng 401 điểm mạng lưới trên toàn quốc) sẽ tăng độ bao phủ phục vụ khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu cho MBB và những lợi ích khác.

Chúng tôi dự phóng tăng trưởng tín dụng năm 2022 của MBB đạt 20,3% so với hồi đầu năm, nhờ (1) Chất lượng tài sản tốt; (2) Nhận chuyển nhượng bắt buộc 1 TCTD. Nền kinh tế Việt Nam được World Bank dự báo tăng trưởng 6,7% trong năm 2023. Qua đó, chúng tôi dự phóng tăng trưởng tín dụng năm 2023 của MBB đạt 18,4% so với đầu năm.

Do áp lực gia tăng lãi suất huy động trong khi lãi suất cho vay được khuyến khích giữ ổn định, chúng tôi ước tính NIM của MBB đạt 5,34% vào năm 2022, tăng 18 bps so với cuối năm 2021.

Chúng tôi cho rằng xu hướng tăng lãi suất sẽ tiếp tục trong năm 2023, dù vậy, chúng tôi ước tính NIM của MBB sẽ cải thiện 4 bps so với cuối năm 2022 lên 5,38% nhờ (1) Tỷ lệ CASA vượt trội; (2) Được hỗ trợ nguồn vốn giá rẻ để cho vay Ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc; (3) danh mục trái phiếu doanh nghiệp góp phần mở rộng NIM, nhưng cũng mang lại cho MBB nhiều rủi ro; (4) LDR mở rộng.

Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, chúng tôi xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu MBB là 33.800 đồng/CP. Khuyến nghị Mua đối với cổ phiếu này.

Rủi ro: (1) Rủi ro lãi suất; (2) Rủi ro nợ xấu; (3) Rủi ro cạnh tranh; (4) Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp.

Khuyến nghị cổ phiếu 11/10: FIR, PHR, MBB - Ảnh 3.

Biểu đồ giá cổ phiếu MBB trong 1 tháng qua.

Thông tin bài viết là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement