Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hệ số tín nhiệm quốc gia là gì?

Kiến thức kinh tế

23/05/2020 16:19

Một quốc gia có mức xếp hạng tín nhiệm (XHTN) càng cao thì thể hiện khả năng và sự sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ nợ càng tốt hơn.

Mỗi tổ chức XHTN đều có phương pháp đánh giá, xếp hạng các quốc gia riêng. Tuy nhiên, các phương pháp đánh giá XHTN đều dựa trên các yếu tố thể hiện sự sẵn sàng và khả năng của chính phủ trong việc thực hiện đầy đủ và đúng hạn các nghĩa vụ nợ.

Hệ số tín nhiệm quốc gia là gì?

Trước tiên, có lẽ chúng ta gặp nhiều hơn thuật ngữ "hệ số tín nhiệm quốc gia". Hệ số tín nhiệm quốc gia là chỉ số phản ánh khả năng và sự sẵn sàng hoàn trả đúng hạn tiền gốc, lãi trong tương lai đối với danh mục nợ của một quốc gia. Đây là chỉ số cơ bản được các NĐT xem xét như là một yếu tố để xác định mức độ rủi ro và khả năng sinh lời khi có quyết định đầu tư vào quốc gia đó.

Hệ số tín nhiệm quốc gia là gì?

Ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm (XHTN) quốc tế danh tiếng hiện nay là Moody’s, Standard & Poor’s và Fitch Ratings. Các tổ chức XHTN này đóng vai trò quan trọng đối với nhà phát hành và NĐT. Bởi, đây là công cụ quan trọng cho một quốc gia quảng bá về hình ảnh của mình, giúp người đi vay tiếp cận thị trường trái phiếu toàn cầu và thu hút các NĐT nước ngoài.

Một quốc gia có mức XHTN càng cao thì thể hiện khả năng và sự sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ nợ càng tốt hơn, đồng thời giúp giảm mức độ rủi ro trong việc thực hiện các nghĩa vụ nợ.

Như vậy, có thể hiểu, hệ số tín nhiệm thể hiện khả năng và sự sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ nợ.

Yếu tố ảnh hưởng đến mức XHTN

Mỗi tổ chức XHTN đều có phương pháp đánh giá, xếp hạng các quốc gia riêng. Tuy nhiên, các phương pháp đánh giá XHTN đều dựa trên các yếu tố thể hiện sự sẵn sàng và khả năng của chính phủ trong việc thực hiện đầy đủ và đúng hạn các nghĩa vụ nợ. Quá trình phân tích tập trung vào tình hình kinh tế và chu kỳ chính trị của mỗi quốc gia trong những năm trước đây cũng như các yếu tố liên quan tới mức độ linh hoạt của chính sách tiền tệ và tài khoá có ảnh hưởng tới chu kỳ kinh tế trong tương lai.

Mới đây, Bộ Tài chính cho biết, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (“S&P”) thông báo tiếp tục duy trì xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB, triển vọng ổn định.

Việc S&P thông báo xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB phản ánh đánh giá của tổ chức này về tiềm năng phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam sau khoảng thời gian giảm tốc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Hệ số tín nhiệm quốc gia là gì?

Triển vọng tín nhiệm của Việt Nam được duy trì ở mức ổn định thể hiện nhận định nền kinh tế sẽ phục hồi nhanh chóng và cân bằng khi đại dịch toàn cầu được kiểm soát, với khu vực xuất khẩu và tổng cầu nội địa là động lực tăng trưởng chính giúp dự báo tăng trưởng của Việt Nam cao hơn hẳn mức bình quân của các quốc gia đồng hạng tín nhiệm.

Việc nâng bậc XHTN của Việt Nam cũng mang lại tác động tích cực đối với Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) trong việc xem xét lại đánh giá về mức độ rủi ro tín dụng của Việt Nam. Trong trường hợp tổ chức này nâng bậc rủi ro tín dụng cho Việt Nam - tức đánh giá rủi ro thấp đi - sẽ giúp giảm phí bảo hiểm rủi ro tín dụng cho các doanh nghiệp trong nước khi vay vốn nước ngoài.

Nâng bậc XHTN cũng mang lại những ảnh hưởng tích cực đối với các DN có vốn nhà nước chiếm ưu thế. Các DN này cũng sẽ có cơ hội xem xét nâng bậc tín nhiệm trong trường hợp XHTN của quốc gia được cải thiện.

PV (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement