Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hệ lụy gì khi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen kết thúc?

Phân tích

20/07/2023 16:21

Trong bối cảnh giá lương thực, thực phẩm có thể trở nên bất ổn sau khi Nga không gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Biển Đen, nhiều nước đang chạy đua tìm kiếm giải pháp thay thế.
news

Quyết định của Nga từ bỏ hiệp ước cho phép vận chuyển mùa màng an toàn bằng đường biển ra khỏi Ukraina, một lần nữa làm dấy lên lo ngại về nguồn cung và khả năng tiếp cận lương thực toàn cầu. 

Hiệp định này đã giúp làm dịu giá lúa mì và dầu thực vật tăng vọt vào năm ngoái, khi cuộc tấn công của Nga đã cắt đứt các cảng của Ukraina trên Biển Đen khỏi thị trường hàng hóa quốc tế. 

Các loại cây trồng của Ucraina sẽ vẫn được đưa ra thị trường thông qua các tuyến đường khác, nhưng chi phí vận chuyển cao hơn có thể làm giảm sản lượng vụ mùa tiếp theo chỉ trong vài tháng nữa, dẫn đến làm giảm nguồn cung toàn cầu trong dài hạn.

Hệ lụy gì khi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen kết thúc? - Ảnh 1.

Nông dân Ukraine thu hoạch lúa mì ở cánh đồng thuộc tỉnh Mykolaiv hôm 4.7 AFP

Tại sao Ukraina lại có ảnh hưởng lớn đến thị trường thực phẩm toàn cầu?

Ukraina là quốc gia có diện tích lớn thứ hai ở châu Âu với những vùng đồng bằng rộng lớn với đất đai màu mỡ phì nhiêu là nơi lý tưởng để trồng trọt. Thực phẩm từ Ukraina đã giúp định hình tiến trình lịch sử châu Âu, nuôi sống dân số của các thành phố công nghiệp đang phát triển nhanh trong thế kỷ 19 và duy trì Liên Xô qua nhiều thập kỷ bị cô lập. 

Trước chiến tranh, Ukraina đã xuất khẩu nhiều ngũ cốc hơn toàn bộ Liên minh châu Âu và cung cấp khoảng một nửa lượng dầu và hạt hướng dương được giao dịch trên toàn cầu. Ngay cả trong niên vụ 2022-2023, năm đầu tiên xảy ra cuộc chiến với Nga, Ukraina vẫn giữ vị trí nhà xuất khẩu lúa mì lớn thứ sáu và thứ ba về ngô. 

Hệ lụy gì khi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen kết thúc? - Ảnh 2.

Bất chấp chiến tranh, Ukraina được xếp hạng là nước vận chuyển ngô lớn thứ ba thế giới trong khoảng 2022-2023. Ảnh: Bloomberg

Thỏa thuận hoạt động thế nào?

Thỏa thuận ngũ cốc được ký vào tháng 7/2022 đã mở lại ba cảng ở Biển Đen của Ukraina để vận chuyển cây trồng. Tất cả các tàu được yêu cầu phải vượt qua các cuộc kiểm tra trong và ngoài nước tại một trung tâm được thành lập ở Istanbul, nơi có sự tham gia của Nga và Ukraina, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc, hai bên làm trung gian cho thỏa thuận. Gần 33 triệu tấn đã được vận chuyển trong năm nó có hiệu lực, dẫn đầu là các sản phẩm ngô, lúa mì và hướng dương. 

Hệ lụy gì khi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen kết thúc? - Ảnh 3.

Amfitriti, một tàu chở hàng rời tham gia thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen và các tàu thương mại khác chờ đi qua Eo biển Bosphorus ngoài khơi bờ biển Yenikapi ở Istanbul vào ngày 10/5/2023. Ảnh: Reuters

Các chuyến hàng hàng tháng qua hành lang đạt đỉnh 4,2 triệu tấn vào tháng 10, nhưng giữ dưới 3 triệu tấn từ tháng 4 trở đi do thời gian kiểm tra ngày càng dài và Nga chặn đăng ký tàu đến một trong các cảng. Trước chiến tranh, Ukraina đã xuất khẩu tới 5 triệu tấn ngũ cốc mỗi tháng thông qua tất cả các tuyến đường.

Thỏa thuận có phải là lối thoát duy nhất cho ngũ cốc của Ukraina?

Các vấn đề với hiệp ước đã đẩy nhiều vụ mùa hơn tới các cảng sông Danube nhỏ hơn của Ukraina, cộng với quá trình vận chuyển đường sắt và đường bộ qua biên giới EU. Trọng tải vận chuyển theo cách đó thực sự đã vượt qua khối lượng vận chuyển qua hành lang Biển Đen, ít nhất là vào tháng 5. 

Tuy nhiên, những lựa chọn thay thế đó cồng kềnh và tốn kém hơn so với việc vận chuyển qua các cảng nước sâu của Ukraina. Các cảng Danube chỉ có thể tiếp nhận các tàu nhỏ hơn, làm giảm khối lượng, trong khi ngũ cốc xuất khẩu bằng tàu hỏa bị chậm lại bởi các đường ray có kích cỡ khác nhau tại các cửa khẩu biên giới. 

Hệ lụy gì khi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen kết thúc? - Ảnh 4.

Tuyến đường còn lại để đưa các sản phẩm nông nghiệp Ukraina ra nước ngoài là qua sông Danube, chạy dọc biên giới Tây Nam Ukraina và Romania. Ảnh: informa

Những lô hàng đó cũng đã gây ra căng thẳng với các nước láng giềng EU, những người cho rằng tình trạng dư thừa ngũ cốc đang gây thiệt hại cho nông dân của họ do làm giảm giá nội địa. EU cho phép năm quốc gia thành viên phía đông áp đặt hạn chế mua ngũ cốc của Ukraina trong nước, các chuyến hàng quá cảnh có thể tiếp tục. 

Tại sao Nga rút khỏi thỏa thuận?

Nga cho biết do những trở ngại đối với việc xuất khẩu phân bón và thực phẩm của Nga không được dỡ bỏ. Nga liên tục than phiền rằng việc thực thi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen sau nhiều tháng chỉ nghiêng về hướng có lợi cho Ukraina.

Cuối tuần qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc mục đích chủ yếu của thỏa thuận là cung cấp lương thực cho các nước cần đến đã không được thực thi. Bên cạnh đó, các lệnh cấm vận của phương Tây đã cản trở hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Nga.

Ông Putin muốn phương Tây chấm dứt cấm vận đối với Ngân hàng Nông nghiệp Nga để tạo điều kiện cho Nga xuất khẩu nông sản. Những yêu cầu khác của Nga bao gồm nối lại hoạt động nhập khẩu máy móc nông nghiệp và phụ kiện, chấm dứt việc phong tỏa tài sản và tài khoản ngân hàng của các công ty Nga tham gia xuất khẩu thực phẩm và phân bón. 

Quốc gia nào bị ảnh hưởng khi Nga rút khỏi thỏa thuận này? 

Theo Liên Hiệp Quốc, 45 quốc gia trên 3 châu lục đã nhận được hàng hóa lương thực theo thỏa thuận này.

Trung Quốc, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ là những người mua thực phẩm lớn nhất của Ukraina vận chuyển qua hành lang an toàn, nhưng các nước nghèo hơn như Ai Cập và Bangladesh cũng nhập khẩu hơn một triệu tấn mỗi nước theo chương trình này. 

Liên Hợp Quốc đã nhấn mạnh rằng các lô hàng theo thỏa thuận giúp tăng nguồn cung toàn cầu và giảm giá, bất kể ngũ cốc được vận chuyển đến đâu. Giá ngũ cốc toàn cầu ban đầu tăng đột biến sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận.

Nông dân Ukraina gặp khó khăn khi thỏa thuận kết thúc

Nhiều nông dân Ukraina lo ngại sinh kế bị ảnh hưởng sau khi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen hết hiệu lực mà không được gia hạn vào ngày 17/7 vừa qua.

Xuất khẩu nông sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ukraina, đóng góp khoảng 12% tổng sản phẩm quốc nội và khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu trước khi xung đột nổ ra.

Hệ lụy gì khi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen kết thúc? - Ảnh 5.

Nông dân Ukraina thu hoạch lúa mỳ tại Mykolaiv. Ảnh: AFP

Về lâu dài, nếu Ukraina chỉ có thể xuất khẩu qua các con đường thay thế, điều đó sẽ làm tăng chi phí cho nông dân. Điều đó có thể khiến họ cắt giảm diện tích trồng trọt hơn nữa, dẫn đến nguồn cung từ Ukraina ra bên ngoài thấp hơn. Chiến tranh đã cắt đứt khu vực mà người nông dân đang trồng.

Đồng thời, một số quốc gia láng giềng của Ukraina đã hạn chế nhập khẩu ngũ cốc của nước này vì chịu sức ép từ người nông dân trong nước lo ngại sản phẩm họ làm ra chịu thêm sự cạnh tranh.

 (Nguồn: Bloomberg)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ