Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Liên Hợp Quốc dồn nỗ lực cứu thỏa thuận ngũ cốc qua Biển Đen

Kinh tế thế giới

16/05/2023 11:28

Người đứng đầu viện trợ của Liên Hợp Quốc cho biết hôm 15/5 các nỗ lực sẽ tiếp tục trong những ngày tới để gia hạn thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc an toàn của Ukraina sang Biển Đen, một hiệp ước mà Nga đã đe dọa rút khỏi vào ngày 18/5 do những trở ngại đối với ngũ cốc của nước này.

Phó Tổng Thư ký phụ trách các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp tại Liên Hợp Quốc (LHQ) - ông Martin Griffiths cho biết trong những ngày tới LHQ sẽ tập hợp các nỗ lực nhằm thúc đẩy các bên liên quan tiếp tục gia hạn thỏa thuận ngũ cốc qua Biển Đen trước khi nó hết hạn vào ngày 18/5.

"Việc tiếp tục Sáng kiến Biển Đen là cực kỳ quan trọng", ông Martin Griffiths phát biểu tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Ukraina. "Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi tất cả thực hiện trách nhiệm của mình khi thế giới đang theo dõi chúng tôi rất chặt chẽ".

Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã làm trung gian cho thỏa thuận Biển Đen vào tháng 7 năm ngoái để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đã trở nên trầm trọng hơn sau cuộc xâm xung đột giữa Nga-Ukraina, một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới. Đồng thời, LHQ đã đồng ý giúp Moscow tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến hàng nông sản của mình.

Theo Reuters, hồi tuần trước ông Griffiths đã có một cuộc họp với các đại diện từ Nga và Ukraine tại TP Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) để bàn về tầm quan trọng, và các điều khoản nhằm thúc đẩy hai bên sớm đạt sự đồng thuận về gia hạn.

"Những nỗ lực này sẽ tiếp tục và tập trung vào những ngày tới", ông Griffiths cho biết hôm ngày 15/5.

Liên Hợp Quốc dồn nỗ lực cứu thỏa thuận ngũ cốc qua Biển Đen - Ảnh 1.

Các con tàu đang chờ kiểm tra theo Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen của Liên Hợp Quốc tại khu neo đậu phía nam Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 11/12/2022. Ảnh: Reuters

Một quan chức Bộ Ngoại giao Ukraina cho biết hôm 15/5 rằng không có cuộc đàm phán bổ sung nào được lên kế hoạch trong tuần này.

Nga đã đưa ra một danh sách các yêu cầu liên quan đến xuất khẩu nông sản của mình mà họ muốn được đáp ứng trước khi đồng ý gia hạn thỏa thuận.

Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia cho biết nguyên nhân khiến Nga tới nay vẫn chưa đồng ý gia hạn thỏa thuận ngũ cốc là vì Moscow cho rằng thỏa thuận này không hoạt động theo đúng chức năng của nó.

Theo Đại sứ Ukraina tại LHQ Sergiy Kyslytsya, những lập luận trên của Nga chỉ là "cái cớ", và nó cho thấy "Moscow đang giả vờ mình là bên bị ức hiếp trong thỏa thuận này".

Các yêu cầu của Nga bao gồm khởi động lại một đường ống dẫn khí amoniac của Nga tới một cảng ở Biển Đen của Ukraina, điều mà Liên Hợp Quốc đang thúc đẩy.

"Sáng kiến (Biển Đen) đề cập đến việc xuất khẩu amoniac, nhưng điều này vẫn chưa được thực hiện", ông Griffiths nói.

Mặc dù xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga không phải chịu lệnh trừng phạt của phương Tây sau cuộc xung đột vào tháng 2/2022, Moscow cho biết các hạn chế về thanh toán, hậu cần và bảo hiểm đã trở thành rào cản đối với các chuyến hàng.

Phó Đại sứ Mỹ tại LHQ Robert Wood cho biết: "Trong khi Nga ngăn nguồn cung cấp ngũ cốc của Ukraina, thì Nga đang xuất khẩu thành công vụ ngũ cốc bội thu của chính mình". "Nga phải chấm dứt việc giữ an ninh lương thực toàn cầu làm con tin cho những trò chơi quyền lực và thu lợi bất chính của mình".

Nebenzia lại phàn nàn rằng không có đủ các nước nghèo được hưởng lợi từ thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề nghị cung cấp miễn phí ngũ cốc và phân bón của Nga cho các nước châu Phi.

Khoảng 30 triệu tấn ngũ cốc và thực phẩm đã được xuất khẩu từ Ukraina theo thỏa thuận, bao gồm gần 600.000 tấn ngũ cốc cho các hoạt động viện trợ của Chương trình Lương thực Thế giới ở Afghanistan, Ethiopia, Kenya, Somalia và Yemen. Liên Hợp Quốc cũng cho biết thỏa thuận này đã giúp giảm giá toàn cầu.

"Thực phẩm xuất khẩu theo Sáng kiến Biển Đen và xuất khẩu thực phẩm và phân bón từ Liên bang Nga tiếp tục đóng góp quan trọng cho an ninh lương thực ở cấp độ toàn cầu", ông Griffiths nói.

Ukraine đã đưa ra hàng ngày một danh sách các tàu được ủy quyền bởi JCC. Sau khi được chấp thuận, các tàu được các quan chức JCC kiểm tra gần Thổ Nhĩ Kỳ trước khi đi đến cảng Biển Đen của Ukraina thông qua hành lang nhân đạo hàng hải để lấy hàng và quay trở lại vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ để kiểm tra lần cuối.

Cùng với hai tàu cuối cùng dự kiến rời các cảng Ukraina vào hôm nay, còn có hai tàu khác đang quá cảnh trở lại Thổ Nhĩ Kỳ và 8 tàu khác đang chờ kiểm tra xuất cảnh gần Thổ Nhĩ Kỳ. Không có tàu mới nào được cấp phép kể từ ngày 4/5.

(Nguồn: Reuters)

GIA HÂN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement