Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hấp dẫn du lịch tâm linh tại xứ sở Chùa vàng

Du lịch & Ẩm thực

13/11/2023 11:00

Du lịch tâm linh ở tại thủ đô hay cả những địa điểm xa xôi đang đang là nơi du khách hành hương tìm đến để cầu mong ước nguyện hay gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Ngôi đền Hindu Sri Maha Mariamman ở Bangkok đã sôi sục vào những ngày gần đây khi chứng kiến lượng khách kéo đến viếng thăm tăng kỷ lục.  

Đền Mariamman là ngôi đền Hindu Tamil chính ở Thái Lan, nằm ở quận Bangrak của Bangkok tại góc đường Silom. Mặt tiền của ngôi đền mang phong cách rực rỡ, nổi bật với những hình ảnh chạm khắc của nhiều vị thần với hình dạng và kích thước khác nhau.

Các lễ hội tôn giáo như Navratri diễn ra ở đây theo lịch truyền thống của người Tamil vào tháng 9 và tháng 10. Lễ hội này được cho là để giúp mọi người thoát khỏi những điều xui xẻo. Khi lễ hội diễn ra, con phố phía trước ngôi đền được trang trí rực rỡ với những vòng hoa màu vàng và nến. Deepavali cũng là một lễ hội đặc biệt trong chùa khi nó được thắp sáng rực rỡ.

Hấp dẫn du lịch tâm linh tại xứ sở Chùa vàng- Ảnh 1.

Ngôi đền Hindu đầy màu sắc Sri Maha Mariamman ở Bangkok là biểu tượng của nhiều vị trí thần thoại khác nhau. Ảnh: Nikkei

Ngoài hai lễ hội lớn này, lễ cúng hàng ngày có sự tham gia của rất đông Phật tử Thái Lan và Trung Quốc - những người tin rằng các vị thần Hindu sẽ giúp họ kinh doanh thuận lợi và phù hộ cho những người hiếm muộn muốn cầu con. 

Thái Lan đang xúc tiến các tuyến đường du lịch kết nối khoảng 60 chùa chiền và đền thờ, từ thần Erawan nổi tiếng truyền thống ở Bangkok đến các địa điểm ở phía bắc và đông bắc đất nước. Chính phủ dự đoán thị trường du lịch tập trung vào tâm linh này sẽ tăng 40%, lên 15 tỷ baht (422 triệu USD) vào cuối năm nay. 

Những từ mới như "mutelu" đã đi vào từ vựng tiếng Thái trong những năm gần đây, có nghĩa là sức mạnh siêu nhiên, mang lại may mắn. Được lấy cảm hứng từ một bộ phim Indonesia, thuật ngữ này đã được thế hệ trẻ chú ý trong thời kỳ đại dịch và ngày nay, ngay cả chính phủ cũng đề cập đến việc quảng bá "du lịch mutelu".

Hấp dẫn du lịch tâm linh tại xứ sở Chùa vàng- Ảnh 2.

Chuỗi cửa hàng Nakorn Mu Burger ở Bangkok đã dán tem thiết kế hình tượng thần thánh trên bánh. Ảnh: Nikkei

Bây giờ các doanh nghiệp khác tại các nơi thờ phụng ở khắp Thái Lan cũng đang tìm cách kiếm tiền từ những địa điểm mang tính tôn giáo này. Một chuỗi quán ăn ở Bangkok có tên Nakorn Mu Burger đã dán những thiết kế có hình các vị thần lên những chiếc bánh burger của họ và bán cho du khách.

Theo chủ cửa hàng, bên cạnh công việc được người dân địa phương ưa chuộng, bánh mì kẹp thịt này còn thu hút người hâm mộ quốc tế trên mạng xã hội tìm đến và check-in. 

Năm ngoái, một công ty khởi nghiệp đã thành lập thương hiệu thời trang đường phố chuyên về thiết kế mutelu với ý nghĩa tâm linh như các sản phẩm áo phông và mũ có hình con hổ, biểu tượng cho sức mạnh và sự bảo vệ.

Yuko Ito tại Viện nghiên cứu cuộc sống Hakuhodo của Nhật Bản cho biết: "Những người trẻ tuổi ở Thái Lan phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn, và đây là một phần lý do khiến họ đón nhận mutelu một cách hào hứng như thế này".

Sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo luôn là một phần quan trọng trong đời sống của người dân Thái Lan. Từ lúc mới chào đời đến lúc trưởng thành, lễ cưới, ma chay... đều có những hoạt động liên quan đến chùa và tăng sĩ. Người Thái đi lễ chùa như một lẽ tự nhiên để thể hiện tín ngưỡng tôn giáo.

Người dân Thái Lan rất tôn thờ Phật và đền, chùa với họ là nơi rất linh thiêng. Du khách có thể nhìn thấy những lời nhắc nhở của Phật giáo trong suốt chuyến du lịch của họ. Do đó, nhiều người dân đã bày tỏ thái độ không hài lòng khi du khách đến nơi linh thiêng có thái độ khiếm nhã.

Theo truyền thống, người dân Thái Lan ăn mặc rất cẩn thận khi đến chùa và họ cũng đặt ra những tiêu chuẩn về trang phục đối với khách du lịch muốn tới lễ Phật. Để đảm bảo sự tôn nghiêm, thông thường, váy hoặc quần phải có chiều dài quá đầu gối. Áo cũng phải kín đáo, không được hở vai, lưng và bụng. Rất nhiều ngôi chùa yêu cầu phật tử và khách du lịch để giày dép ở bên ngoài gian thờ.

Tại các đền, chùa Thái Lan, khách du lịch thường được khuyến cáo mặc phục trang giản dị, kín đáo, tránh những chiếc áo bó sát người và quần cộc vì đây là một đất nước Phật giáo lâu đời. Nhiều người đến chùa để cầu nguyện và thiền định, vì vậy, tốt hơn hết là tránh nói chuyện rôm rả và nên để điện thoại ở chế độ im lặng.

(Nguồn: Nikkei)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement