Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá hồ tiêu và cao su đồng loạt giảm

Giá cả hàng hóa

12/08/2022 08:04

Thị trường nông sản hôm nay 12/8 ghi nhận giá cà phê bật tăng mạnh, trong khi đó giá cao su và hồ tiêu đồng loạt giảm.

Giá cà trong nước bật tăng

Giá cà phê trong nước hôm nay tăng thêm hơn 1.000 đồng/kg so với hôm qua.

Giá cao nhất của mặt hàng này hôm nay được ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk là 47.300 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 46.700 đồng/kg.

Tại Gia Lai là 46.100 đồng/kg; Đắk Nông tăng 1.100 đồng/kg và đang giao dịch ở mức 47.200 đồng/kg; Kon Tum tăng 1.100 đồng/kg, giao dịch ở mức 47.200 đồng/kg.

Còn giá cà phê giao tại cảng ở TP.HCM tăng 1.100 đồng/kg, giao dịch ở mức 47.200 đồng/kg.

Cà phê Robusta kỳ hạn T9/2022 (LRCU22) mạnh mẽ tăng phá các mức kháng cự để chinh phục mốc 2150, tăng 50 USD (+2.39%), giá đóng cửa ở mức 2145 USD/tấn.

Giá cà phê thế giới chiều ngày 11/8/2022, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 tăng 50 USD/tấn ở mức 2.145 USD/tấn, giao tháng 11/2022 tăng 49 USD/tấn ở mức 2.149 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 tăng 7,7 cent/lb, ở mức 220,45 cent/lb, giao tháng 12/2022 tăng 6,65 cent/lb, ở mức 215,65 cent/lb.

Giá cà phê dự báo duy trì ở mức thấp trong các tháng còn lại của quý III/2022 - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 215,36 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Theo thông tin từ Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, sản lượng cà phê năm 2022 thấp hơn năm 2021 do năng suất thấp. Sản lượng cà phê niên vụ 2021/2022 của cả nước chỉ đạt 1,5 triệu tấn, thấp hơn khoảng 120.000 tấn so với niên vụ 2020/2021.

Theo Tổng cục Hải quan, trong quý II/2022, xuất khẩu cà phê Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn, sản lượng cà phê xuất khẩu chỉ đạt xấp xỉ 437.200 tấn, trị giá hơn 1 tỷ USD, tăng 12% về lượng và tăng 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 07/2022, ước tính đạt 125.000 tấn, trị giá 284 triệu USD, giảm 9% về lượng và giảm 9,9% về trị giá so với tháng trước đó. Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 07/2022 ước đạt mức 2.272 USD/tấn, giảm 1,0% so với tháng 06/2022.

Trong quý III/2022, Việt Nam vẫn còn khoảng 500.000 tấn cà phê để xuất khẩu, dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong quý III/2022 sắp tới sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Hiện nay, xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu dẫn đến việc lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu thụ suy yếu và giá cà phê ở mức thấp. Nếu xung đột giữa Nga và Ukraine chưa sớm chấm dứt, giá cà phê sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong các tháng còn lại của quý III/2022.

Giá tiêu được dự báo giảm trong những ngày tới

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch trong khoảng từ 70.000 - 73.000 đồng/kg.

Tại Gia Lai, thấp nhất thị trường, là 70.000 đồng/kg.

Tại Đồng Nai: 70.500 đồng/kg; Đắk Nông, Đắk Lắk: 71.500 đồng/kg; Bình Phước: 72.500 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu  cao nhất là 73.000 đồng/kg.

Giá cà phê dự báo duy trì ở mức thấp trong các tháng còn lại của quý III/2022 - Ảnh 2.

Theo Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế, giá tiêu trắng của Việt Nam ở mức 5.600 USD/tấn; trong khi giá tiêu đen xuất khẩu vẫn giữ ổn định trong khoảng 3.750 US/tấn với loại 500g/l.

Cũng theo Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế, giá tiêu xuất khẩu của các nước tăng ở đầu tuần và đang có xu hướng giảm dần về cuối tuần.

Từ đầu tuần, thị trường hồ tiêu trong nước và các quốc gia trên thế giới diễn biến tiêu cực, đồng loạt điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, ngày 10/8, thị trường hàng hóa nói chung đã xuất hiện yếu tố tích cực.

Theo đó, cùng ngày 10/8, Mỹ công bố số liệu lạm phát trong tháng 7/2022 hạ nhiệt, kéo theo đồng USD sụt giảm. Trong bối cảnh nhu cầu tại các nước sụt giảm khiến xuất khẩu giảm tốc, tỷ giá đồng USD yếu đi đang hỗ trợ các thị trường hàng hóa nói chung, hồ tiêu nói riêng.

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, châu Á vẫn là khu vực nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam, chiếm 46,3%, tuy nhiên, so cùng kỳ năm ngoái, lượng nhập khẩu giảm 26,4% trong đó giảm chủ yếu ở Trung Quốc giảm 79,5%, Pakistan giảm 62,7%.

Các thị trường nhập khẩu tăng bao gồm Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ấn Độ, Hàn Quốc, Philippine…

Đáng chú ý, 2 thị trường Singapore và Hong Kong có lượng nhập khẩu tăng đột biến, đặc biệt là trong tháng 7 với lượng nhập khẩu của mỗi thị trường lần lượt là 2.806 tấn và 1.152 tấn.

Nhập khẩu của châu Mỹ đứng thứ 2 và giảm 15,8% trong đó Mỹ là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam, đạt 32.845 tấn, giảm 16,1%; tiếp theo là Canada: 2.050 tấn giảm 4,5%.

Khu vực châu Âu nhập khẩu cũng giảm 12,2%, đứng đầu là Đức, Hà Lan, Ireland, Anh, Nga, Pháp…

Tại châu Phi, lượng xuất khẩu sang khu vực này cũng giảm do có sự cạnh tranh của hồ tiêu Brazil. 7 tháng đầu năm 2022, khu vực châu Phi nhập 7.579 tấn, giảm 23,7% trong đó Ai Cập giảm 56,5%, Nam Phi giảm 16%, Senegal giảm 10%…

Các thị trường nhập khẩu tiêu trắng hàng đầu bao gồm: Mỹ (3.365 tấn), Đức(2.874) tấn, Hà Lan (2.147 tấn), Thái Lan (1.374 tấn), UAE (1.324 tấn).

Giá cao su đồng loạt giảm mạnh

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su kỳ hạn tháng 9/2022, giảm 2,9 JPY/kg (1,25%) và đang có giá là 232,0 JPY/kg.

Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2022 trên sàn Thượng Hải giảm 220 CNY/tấn (1,81%) và đang có giá là 11.905 CNY/tấn.

Giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản giảm mạnh trong phiên vừa qua do giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải giảm. Hiện thị trường đang chịu áp lực từ đồng JPY mạnh lên và giá dầu yếu đi

Tỷ giá USD ở mức 134,86 JPY/USD, so với 135,20 JPY/USD ở phiên trước đó. Sàn giao dịch Singapore đóng cửa vào thứ Ba (ngày 9/8) để nghỉ lễ Quốc khánh.

Giá cà phê dự báo duy trì ở mức thấp trong các tháng còn lại của quý III/2022 - Ảnh 3.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 150,36 US Cents / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Trung Quốc nhập khẩu cao su từ Việt Nam đạt 797,13 triệu USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần cao su Việt Nam chiếm 14,3% trong tổng trị giá nhập khẩu cao su của Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2022, thấp hơn so với mức 15% của cùng kỳ năm 2021.

Mỗi tháng Trung Quốc tiêu thụ khoảng 500 nghìn tấn cao su tự nhiên, trong khi nguồn cung nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 115 nghìn tấn, còn lại khoảng 385 nghìn tấn cao su tự nhiên cần phải nhập khẩu. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu cao su của Trung Quốc khá lớn.

Trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu cao su của Mỹ đạt 2,18 tỷ USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Mỹ nhập khẩu cao su từ Việt Nam đạt 36,57 triệu USD, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần cao su Việt Nam chiếm 1,7% trong tổng trị giá nhập khẩu cao su của Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2022, thấp hơn so với mức 2,2% của cùng kỳ năm 2021.

Kinh tế Mỹ dự báo tiếp tục hồi phục sẽ là tín hiệu lạc quan cho việc xuất khẩu cao su Việt Nam, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Các nhà cung cấp dự kiến sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng sản xuất các sản phẩm cao su của Mỹ, chẳng hạn như lốp xe, ống mềm và dây đai, trong bối cảnh sản lượng thiết bị và máy móc vận tải ngày càng tăng.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement