21/05/2024 09:26
Giá dầu giảm do lo ngại lãi suất Mỹ
Giá dầu giảm vào đầu phiên giao dịch châu Á hôm nay (21/5), do các nhà đầu tư dự đoán lạm phát và lãi suất ở Mỹ cao hơn trong thời gian dài sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dùng và công nghiệp.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 21/5 (theo giờ Việt Nam), trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2024 ở mức 79,24 USD/thùng, giảm 0,06 USD trong phiên và giảm 0,31 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 20/5.
Giá dầu Brent giao tháng 7/2024 đứng ở mức 83,68 USD/thùng, giảm 0,03 USD trong phiên và giảm 0,28 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 20/5.
Nhà phân tích Toshitaka Tazawa tại Fujitomi Securities cho biết: "Lo ngại về nhu cầu yếu hơn đã dẫn đến việc bán ra khi triển vọng cắt giảm lãi suất của Fed ngày càng xa vời".
Phó Chủ tịch Fed Philip Jefferson cho biết hôm 20/5 rằng còn quá sớm để biết liệu sự suy giảm lạm phát có "lâu dài" hay không, trong khi Phó Chủ tịch Michael Barr cho biết chính sách hạn chế cần thêm thời gian. Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic cho biết sẽ "mất một thời gian" để ngân hàng trung ương tin tưởng rằng việc giảm tốc độ tăng giá là bền vững.
Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí đi vay, giải phóng nguồn vốn có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu về dầu.
Các nhà giao dịch và nhà phân tích nói với Reuters rằng thị trường dầu thô vật chất toàn cầu đang suy yếu do nhu cầu lọc dầu yếu và nguồn cung dồi dào, điều này có thể gây ra sự suy yếu hơn nữa đối với giá dầu thô chuẩn kỳ hạn.
Mặt khác, thị trường dường như ít bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn chính trị ở hai quốc gia sản xuất dầu lớn.
Ở một diễn biến khác, Tổng thống Iran đã qua đời trong một vụ tai nạn trực thăng, tuy nhiên, chính sách dầu mỏ của Iran sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự ra đi đột ngột của Tổng thống.
Số liệu cho thấy xuất khẩu dầu thô của Ả Rập Xê út tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 3, đạt mức cao nhất trong 9 tháng. Thái tử Ả Rập Xê út đã hoãn chuyến công tác tới Nhật Bản vì sức khỏe của vua.
Các nhà đầu tư đang tập trung vào nguồn cung từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các chi nhánh của tổ chức này, được gọi chung là OPEC+. Họ dự kiến gặp nhau vào ngày 1 tháng 6 để thiết lập chính sách sản lượng, bao gồm cả việc có nên gia hạn mức cắt giảm tự nguyện 2,2 triệu thùng mỗi ngày của một số thành viên hay không.
OPEC+ có thể gia hạn một số đợt cắt giảm sản lượng tự nguyện nếu nhu cầu không tăng, những người am hiểu vấn đề này trước đó đã nói với Reuters.
(Nguồn: Reuters)
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp