14/05/2023 08:44
G7 cảnh báo về sự không chắc chắn khi cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ hiện ra
Ngày 13/5, các lãnh đạo tài chính của G7 cam kết sẽ có hành động thích hợp để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính trong bối cảnh gia tăng khi kết thúc cuộc họp kéo dài ba ngày bị lu mờ trước sự bế tắc về trần nợ của Mỹ và hậu quả từ xung đột Nga-Ukraina.
Theo CNBC, Đồng thời, các giám đốc ngân hàng trung ương G7 cũng tuyên bố sẽ chống lại lạm phát "tăng cao" và đảm bảo những kỳ vọng về biến động giá cả trong tương lai vẫn ổn định, một dấu hiệu cho thấy nhiều người trong số họ sẽ không mất cảnh giác trước lạm phát leo thang.
Cuộc họp mặt tại thành phố Niigata của Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh những lo ngại về tình trạng vỡ nợ của Mỹ làm gia tăng tình trạng bất ổn đối với triển vọng toàn cầu, vốn đã bị che mờ bởi những thất bại gần đây của các ngân hàng Mỹ và sự hồi phục chậm chạp của nền kinh tế Trung Quốc.
"Nền kinh tế toàn cầu đã cho thấy khả năng phục hồi trước nhiều cú sốc, bao gồm đại dịch Covid-19, xung đột Nga-Ukraine và áp lực lạm phát liên quan… Chúng ta cần duy trì sự thận trọng, nhanh nhẹn và linh hoạt trong chính sách kinh tế vĩ mô của mình trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu ngày càng không chắc chắn", các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương cho biết trong một thông cáo sau cuộc họp.
Thông cáo không đề cập đến sự bế tắc về trần nợ của Mỹ, điều này vốn đang ảnh hưởng đến thị trường vào thời điểm chi phí đi vay đang tăng lên do các ngân hàng trung ương của Mỹ và châu Âu thắt chặt tiền tệ.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, người đã nói rằng vụ vỡ nợ lần đầu tiên của quốc gia này có thể xảy ra trong vòng vài tuần tới nếu tình trạng bế tắc không được giải quyết, chia sẻ với Reuters hôm thứ Bảy (13/5) rằng tình hình đã "khó khăn hơn" so với trước đây nhưng cho biết bà vẫn hy vọng có thể tìm ra giải pháp.
Trong khi đó, Bộ trưởng tài chính Anh, Jeremy Hunt, chia sẻ sẽ "hoàn toàn tàn phá" nếu Mỹ không đạt được thỏa thuận nâng giới hạn vay liên bang và khiến tăng trưởng kinh tế của nước này "đi chệch hướng".
Tìm cách trấn an các nhà đầu tư sau những thất bại gần đây của các ngân hàng của xứ cờ hoa, các giám đốc tài chính G-7 đã giữ nguyên đánh giá hồi tháng 4 rằng hệ thống tài chính toàn cầu "có khả năng phục hồi tốt".
Nhưng họ đã cam kết trong thông cáo chung sẽ giải quyết "những lỗ hổng về dữ liệu, giám sát và quy định trong hệ thống ngân hàng".
Nhiều ngân hàng trung ương phải đối mặt với một điểm uốn, với lãi suất cao đã bắt đầu làm giảm tốc độ tăng trưởng và gây bất ổn cho hệ thống ngân hàng.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Kazuo Ueda cho biết, hầu hết các ngân hàng trung ương dường như cảm thấy tác động của các đợt tăng lãi suất trong quá khứ vẫn chưa thể hiện đầy đủ khi họ tìm cách định hướng chính sách tiền tệ trong tương lai.
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo tài chính cũng đặt ra thời hạn cuối năm để khởi động một kế hoạch mới nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu trong thông cáo của họ.
Kế hoạch mới dự kiến G7 sẽ cung cấp viện trợ cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình để họ có thể đóng vai trò lớn hơn trong chuỗi cung ứng cho các sản phẩm liên quan đến năng lượng, chẳng hạn như bằng cách tinh chế khoáng sản và chế biến các bộ phận sản xuất.
"Đa dạng hóa chuỗi cung ứng có thể góp phần bảo vệ an ninh năng lượng và giúp chúng tôi duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô", thông cáo chung cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng kế hoạch này sẽ được triển khai "chậm nhất là vào cuối năm nay".
Các nước G-7 sẽ làm việc để đảm bảo đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng quan trọng "không làm suy yếu chủ quyền kinh tế của nước chủ nhà".
Các cuộc thảo luận giữa các nhà lãnh đạo tài chính sẽ đặt nền móng cho hội nghị thượng đỉnh G-7 bắt đầu vào thứ Sáu tại Hiroshima, nơi lo ngại về việc Trung Quốc sử dụng "sự ép buộc kinh tế" trong các giao dịch ở nước ngoài sẽ là một trong những chủ đề tranh luận chính.
(Nguốn: CNBC)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement