Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

FED là gì? FED có quyền lực gì?

Kiến thức kinh tế

02/05/2020 16:30

FED là nơi duy nhất được in tiền (đô la Mỹ), đưa ra các chính sách tiền tệ không chỉ ảnh hưởng tới Hoa Kỳ mà còn rất nhiều quốc gia khác, đây có lẽ là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới.

FED là gì?

Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ - FED (Federal Reserve System) hay còn gọi là Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Đây là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ được thành lập và hoạt động theo Đạo luật Dữ trữ Liên Bang (Federal Reserve Act) được ký bởi tổng thống Woodrow Wilson vào 23/12/1913.

FED là gì? FED có quyền lực gì?

Cơ cấu tổ chức của FED

Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên, nhiệm kỳ 14 năm, do Tổng thống Mỹ chỉ định.

Ủy ban Thị trường mở (FOMC).

Các ngân hàng của FED (12 ngân hàng) được đặt tại các thành phố lớn.

Các ngân hàng thành viên.

Trong đó:

Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên được đề cử bởi Tổng thống, và do Thượng viện thông qua, đây chính là những người sẽ đưa ra các quyết định quan trọng về chính sách tiền tệ.

Ủy ban thị trường mở FOMC gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc cùng 5 chủ tịch ngân hàng chi nhánh, với nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường mở.

Vai trò của FED

FED hoạt động với mục đích chủ yếu là để ứng phó và giải quyết các khủng hoảng tài chính, đặc biệt là những giai đoạn khủng hoảng năm 1907, Đại suy thoái năm 1930 và cuộc suy thoái lớn trong những năm 2000. 

Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.

Ngoài ra, Cục Dữ trữ Liên Bang Hoa Kỳ còn duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt an toàn và ổn định cho nước Mỹ.

FED là gì? FED có quyền lực gì?

Các công cụ tác động tới chính sách tiền tệ của FED

Thay đổi lãi suất: cũng chính vì USD là đồng tiền chủ chốt của thế giới, nên việc thay đổi lãi suất sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chính sách tiền, tới các hoạt động của kinh tế và doanh nghiệp.

Mua và bán trái phiếu chính phủ: việc mua trái phiếu chính phủ sẽ làm tăng lượng tiền lưu thông, điều này dẫn đến lãi suất giảm cũng như kích thích việc chi tiêu và vay ngân hàng gia tăng. Nên trong trường hợp ngược lại khi FED bán trái phiếu sẽ làm lượng tiền lưu thông ít đi, khiến cho lãi suất tăng cao, gây khó khăn cho ngành tài chính.

Quy định lượng tiền mặt dự trữ: FED có rất nhiều các ngân hàng cấp dưới, vì thế khi FED đưa ra các chỉ thị về khối lượng tiền mặt dự trữ sẽ làm cho các ngân hàng này buộc phải tuân thủ. Nếu số lượng dự trữ lớn khi đó phần cho vay sẽ giảm đi, vay mượn khó hơn và lãi suất tăng lên.

Tính độc lập của Fed

Trên thế giới tồn tại ba mô hình Ngân hàng trung ương phổ biến:

  • NHTW độc lập với chính phủ
  • NHTW là một tổ chức thuộc chính phủ
  • NHTW là một cơ quan thuộc bộ tài chính.

Tính độc lập của NHTW nhằm giảm sự can thiệp sâu của chính trị đến quá trình quản lý và thực thi các chính sách tiền tệ nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.

Mức độ độc lập của NHTW được thể hiện thông qua quyền hạn đối với Chính sách tiền tệ, quyền quyết định và thực thi các chính sách tiền tệ đó.

Hầu hết các NHTW đều có những quyền hạn đối với Chính sách tiền tệ, quyền giám sát đối với các tổ chức tín dụng, tuy nhiên, mức độ độc lập là không giống nhau.

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tính độc lập của các NHTW được chia thành 4 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Độc lập tự chủ trong thiết lập mục tiêu hoạt động.
  • Cấp độ 2: Độc lập tự chủ trong thiết lập chỉ tiêu hoạt động.
  • Cấp độ 3: Độc lập tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành.
  • Cấp độ 4: Độc lập tự chủ hạn chế.

Fed là Ngân hàng trung ương có cấp độ độc lập cao nhất – cấp độ 1: Độc lập tự chủ trong thiết lập mục tiêu hoạt động.

FED độc lập về chính sách

  • Fed có thể đưa ra các quyết định chính sách tiền tệ mà không cần phải phê chuẩn bởi Tổng thống hoặc bất cứ ai khác trong các ngành hành pháp hay lập pháp của chính phủ.
  • Fed có toàn quyền quyết định việc sử dụng công cụ như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở để thực hiện mục tiêu hàng đầu của Fed trong chính sách tiền tệ là theo đuổi mục tiêu ổn định giá cả, tạo công ăn việc làm qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển lành mạnh và bền vững.

FED độc lập về tài chính

  • Fed không nhận bất kỳ nguồn kinh phí nào do Quốc hội Hoa Kỳ phân bổ.
  • Fed có ngân sách hoạt động độc lập và có doanh thu từ các tài sản nắm giữ. Chính phủ Hoa Kỳ nhận được tất cả các lợi nhuận hàng năm của bộ máy Fed sau khi chia cổ tức theo luật định là 6%.
  • Trên thực tế, Fed là một bộ máy kiếm tiền khủng khiếp và chính phủ Hoa Kỳ được hưởng gần như toàn bộ sự hiệu quả đó. Trong năm 2010, Fed đã lãi đến 82 tỷ $ và chuyển 79 tỷ $ vào kho bạc Hoa Kỳ.

FED độc lập về tổ chức nhân sự

  • Các thành viên trong hội đồng làm việc với nhiệm kỳ 14 năm, trải dài qua nhiều nhiệm kỳ Tổng thống và quốc hội (trừ khi bị phế truất bởi Tổng thống).

Tại sao FED có ảnh hưởng vô cùng lớn đến kinh tế toàn cầu?

Ngày nay, đồng USD đã trở thành đồng tiền chung cho vô vàn hoạt động thương mại quốc tế, được dùng để định giá cho nhiều hàng hóa trao đổi khác nhau.

FED là Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, những chính sách của Fed tác động trực tiếp lên nền kinh tế Hoa Kỳ và đồng đô-la Mỹ.

Điều đó khiến cho mọi động thái, chính sách của FED đều được cả thế giới đón chờ bởi tất cả những gì tác động đến nền kinh tế Hoa Kỳ, đến đồng USD thì đều sẽ tác động đến nền kinh tế thế giới!

PHƯỢNG LÊ (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement