Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Dự phòng rủi ro tín dụng là gì? Những điều cần biết

Kiến thức kinh tế

30/03/2022 07:28

Dự phòng rủi ro tín dụng là gì? Cách phân loại dự phòng rủi ro tín dụng

Trong kinh doanh Ngân hàng rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề có khi dẫn đến phá sản Ngân hàng.

Theo quy định của pháp luật và để đảm bảo cho sự hoạt động an toàn của doanh nghiệp, các kế toán thường sẽ trích lập các quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Vậy dự phòng rủi ro tín dụng là gì? 

1. Dự phòng rủi ro tín dụng là gì? 

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng là một khoản mục thuộc tài sản và làm giảm giá trị của tài sản Có, nhằm phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có khả năng xảy ra.

Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, dự phòng là một khoản chi phí phi tiền mặt (non cash), được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

2. Các loại dự phòng tín dụng

Dự phòng tín dụng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung

- Dự phòng cụ thể là loại dự phòng được trích lập cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.

Dự phòng cụ thể được tính theo công thức sau:

Dự phòng cụ thể = Tỷ lệ trích lập x (Số dư khoản nợ – Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo)

Với giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ được Ngân hàng Nhà nước quy định theo từng thời kỳ.

- Dự phòng chung (General provision) được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra, nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.

Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước, dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ Tiền gửi và cho vay liên ngân hàng.

(Nguồn: Tổng hợp) 

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement