23/09/2022 11:42
Đối mặt với tình trạng khan hiếm nước, nhiều nơi ở Trung Quốc đưa ra 'báo động đỏ'
Chính quyền tỉnh Giang Tây, miền Trung Trung Quốc lần đầu tiên đã nâng "báo động đỏ" cho tình trạng sau khi hồ nước ngọt Poyang, hồ nước ngọt lớn nhất nước này, bị thu hẹp xuống mức thấp kỷ lục.
Hồ Poyang, thường là nơi chứa nước quan trọng của sông Dương Tử, con sông dài nhất Trung Quốc, đã tcạn kiệt do hạn hán kể từ tháng 6. Mực nước tại một điểm quan trắc chính giảm đã từ 19,43m xuống 7,1m trong vòng ba tháng qua.
Trung tâm quan trắc nước Giang Tây cho biết, mực nước ở hồ Poyang sẽ còn giảm hơn nữa trong những ngày tới do trời không mưa. Bắt đầu từ tháng 7, lượng mưa ở Giang Tây đã thấp hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có tới 267 trạm quan sát thời tiết trên khắp Trung Quốc đã báo cáo nhiệt độ cao kỷ lục trong tháng 8, và đợt khô hạn kéo dài trên lưu vực sông Dương Tử đã làm giảm sản lượng thủy điện nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng trước vụ thu hoạch vào mùa Thu năm nay.
Mưa lớn đã làm giảm bớt tình trạng khô hạn ở phần lớn miền Tây Nam Trung Quốc nhưng các khu vực miền Trung vẫn tiếp tục chịu đựng tình trạng khô hạn và nó đã kéo dài hơn 70 ngày ở tỉnh Giang Tây.
Tổng cộng 10 hồ chứa ở tỉnh An Huy lân cận đã giảm xuống dưới mức "hồ chết", có nghĩa là chúng không thể xả nước xuống hạ lưu, nhà chức trách địa phương cho biết hồi đầu tuần.
Các dự báo thời tiết của nhà nước cho biết trong tuần này rằng, tình trạng khô hạn vẫn diễn ra phổ biến ở trung và hạ lưu sông Dương Tử, và cần phải có những nỗ lực để tạo ra các đám mây và chuyển nước từ nơi khác.
(Nguồn: CNA)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement