Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Điều gì đã khiến đồng euro ngang giá với đồng đô la Mỹ?

Phân tích

14/07/2022 07:56

Tỷ giá hối đoái của đồng euro đã giảm trong nhiều tháng liền và hiện ở mức tương đương với đồng đô la Mỹ. Vậy điều gì đã tạo nên hiện tượng mà 2 thập kỷ mới xảy ra một lần?

Một năm trước, một euro có giá 1,20 USD, và vào đầu năm 2022, nó đã giảm xuống 1,13 USD. Kể từ đó, sự mất giá tiếp tục và lên đến đỉnh điểm là nó ngang giá với đô la Mỹ trong một khoảng thời gian ngắn vào thứ Ba (13/7).

Lạm phát tăng vọt trong khu vực đồng euro (EA) là một trong những nguyên nhân khiến đồng euro mất giá, theo Sushanta Mallick, Giáo sư tài chính quốc tế tại Đại học Queen Mary ở London.

Điều gì đã khiến đồng euro ngang giá với đồng đô la Mỹ? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

"Lạm phát trong EA trung bình là 8,6% trong tháng Sáu. Trong đó, 14 nền kinh tế trong khu vực EA có mức lạm phát trên mức trung bình, đặc biệt là Estonia, lên đến 22%. Chỉ có 5 nền kinh tế trong EA thấp hơn mức trung bình", ông nói.

"Xu hướng tăng này là do giá năng lượng cao hơn do xung đột Nga-Ukraina", chuyên gia này nói thêm.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, đồng đô la Mỹ lại ổn định hơn rất nhiều.

Theo các chuyên gia, nền kinh tế Mỹ ít bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến Ukraina hơn so với châu Âu.

Cho đến nay nó vẫn "miễn nhiễm phần nào với sự biến động của thị trường dầu khí, do dự trữ dầu của nước này và Mỹ sử dụng các nguồn năng lượng thay thế khác và đó là lý do tại sao đô la Mỹ ít bị mất giá, chuyên gia Mallick nói.

Trong khi đó, theo Lucio Sarno, Giáo sư tài chính tại Đại học Cambridge, trái ngược với châu Âu, lãi suất của Mỹ đã tăng trong vài tháng, điều này khiến các khoản đầu tư vào khu vực đồng đô la Mỹ trở nên hấp dẫn hơn.

"Lãi suất ngày càng tăng ở Mỹ thu hút đầu tư nhiều hơn vào tài sản bằng đô la Mỹ, và điều này là do nhu cầu mạnh về USD, một phương tiện trú ẩn an toàn vào thời điểm chiến tranh", ông nói thêm.

Vào cuối tháng 1, thông báo của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) về việc bắt đầu một loạt các đợt tăng lãi suất nhất quán và đáng kể, điều này đã khiến đồng đô la Mỹ tăng thêm sức mạnh. Trong khi đó, đồng euro đã mất thêm 10% giá trị.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có khả năng tăng lãi suất thêm 0,25% trong tháng này, trong khi FED đã tăng lãi suất chuẩn thêm 0,75% vào tháng 6, đánh dấu mức tăng đáng kể nhất trong gần 30 năm.

"Mỹ đang tăng lãi suất mạnh mẽ hơn nhiều so với những gì ECB có thể làm hiện tại hoặc trong tương lai gần", Sarno cho biết.

Việc tăng lãi suất có thể là "bước đầu tiên" để đồng euro phục hồi và ECB phải đối mặt với một bài toán hóc búa về tài chính, chuyên gia này nói thêm.

Cũng theo ông Sarno, ECB đang lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan mà một ngân hàng trung ương có thể phải đối mặt: một mặt lạm phát tăng cao và yêu cầu tăng lãi suất, mặt khác, tăng trưởng của khu vực đồng euro yếu và do lãi suất thấp.

"Cuối cùng, sự sụt giảm của đồng euro đang làm cho vấn đề lạm phát thậm chí còn tồi tệ hơn hiện tại do khoảng một nửa hàng hóa nhập khẩu trong khu vực đồng euro được thanh toán bằng đồng đô la Mỹ. Vì vậy, việc chuyển từ đồng euro yếu sang lạm phát cao là không thể tránh khỏi vì cần nhiều euro hơn để thanh toán cho những hàng hóa nhập khẩu đó", ông nói.

Do đó, người tiêu dùng trong EA có thể sẽ đối mặt mức giá của nhiều hàng hóa cao hơn, đặc biệt là chi phí năng lượng và nguyên liệu thô.

Tuy nhiên, theo ông Sushanta Mallick đồng euro suy yếu có thể có lợi cho xuất khẩu của EA, đặc biệt là đối với Đức và Pháp. Đức đã có thặng dư tài khoản vãng lai cao; một đồng euro yếu hơn sẽ cải thiện khả năng cạnh tranh của họ.

MINH MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement