Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Di chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc, rồi vẫn phải quay lại

Phân tích

31/10/2023 20:04

Từ Adidas đến Nike, các nhà sản xuất quần áo và giày dép đã chuyển chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc do căng thẳng địa chính trị và đi tìm địa điểm có chi phí thấp hơn.
news

Loay hoay rời khỏi đất nước tỷ dân

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng bất ổn và nhu cầu tiêu dùng suy yếu, nhiều người nhận ra rằng việc tìm kiếm các trung tâm sản xuất thay thế cũng đi kèm với những thách thức riêng. 

Laura Magill, người đứng đầu về tính bền vững của thương hiệu giày dép Bata Group cho biết: "Chuỗi cung ứng được thiết lập qua nhiều thập kỷ ở Trung Quốc không chỉ đảm bảo mức giá cạnh tranh mà còn mang lại chất lượng ổn định khi sản xuất hàng loạt mà khó có thể sao chép. Tôi không thể nghĩ ra nơi nào có thể làm được về chất lượng, số lượng và giá cả tốt như Trung Quốc".

Lin Feng, ở độ tuổi 50, là một doanh nhân sở hữu các nhà máy may mặc trong và xung quanh thành phố Quảng Châu, phía Nam Trung Quốc. Các nhà máy của ông chủ yếu sản xuất quần áo cho khách hàng Mỹ và châu Âu.

Vào năm 2020, khi Covid-19 xảy ra phải đóng cửa biên giới, Lin bắt đầu một dây chuyền sản xuất mới ở Hà Nội với chi phí nhân công chỉ bằng một nửa so với Quảng Châu. 

Cơ hội nào thoát ly hoàn toàn chuỗi cung ứng của Trung Quốc? - Ảnh 1.

Công nhân tại một nhà máy may ở Quảng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg

Nhưng sự thật là Lin sớm nhận ra rằng ngày càng ít đơn đặt hàng từ các khách hàng nước ngoài. Năm ngoái, anh rời Việt Nam và chuyển trọng tâm trở lại Quảng Châu. Lin nói: "Bây giờ không có ích gì khi nói về việc mở rộng hoặc chuyển dịch ra nước ngoài. Khi nhu cầu yếu, chi phí lao động thấp và miễn thuế là vô nghĩa".

Theo Hội đồng Dệt may quốc gia Trung Quốc, việc rút lui này có nguy cơ làm mất đi một phần trong số 1,8 tỷ USD mà các nhà sản xuất Trung Quốc đã chi để chuyển sang các nước láng giềng châu Á như Việt Nam và Thái Lan. 

Những thương hiệu thời trang của Phương Tây chẳng thể tìm được chuỗi cung ứng nào ngoài Trung Quốc có đủ máy móc, công nhân tay nghề, nguồn cung nguyên vật liệu để đáp ứng tiêu chuẩn cả.

Kể từ thập niên 1990, Trung Quốc đã chi hàng trăm triệu USD chuyển đổi mô hình sản xuất, trở thành công xưởng của thế giới. Những nhà máy của họ đã được trang bị và chuyên nghiệp hóa đến mức thừa sức đáp ứng các tiêu chuẩn cao của châu Âu cả về chất lượng lẫn số lượng, ở một mức độ mà hầu như chẳng có thị trường nào so sánh nổi.

Mỹ đa dạng hóa nguồn quần áo

Kee, giám đốc một nhà máy may mặc có trụ sở tại Quảng Đông cũng có một câu chuyện tương tự.

Hơn 20 năm, ông vận hành dây chuyền sản xuất quần jean ở Campuchia. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, ông nhận thấy tỷ suất lợi nhuận ngày càng mỏng hơn khi mức lương tối thiểu tăng lên.

Số tiền ông trả cho công nhân ở thành phố sản xuất Trung Sơn phía Nam Trung Quốc hiện chỉ cao hơn 30% so với ở Campuchia, một khoảng cách lớn hơn nhiều so với 10 năm trước. Trong khi đó, hiệu suất đầu ra tại các nhà máy ở Trung Quốc của ông tốt hơn khoảng 20%, cộng thêm công nhân có tay nghề cao hơn.

Kee cho biết, việc mở rộng sản xuất ở Đông Nam Á không phải là một "quyết định hợp lý". Tình trạng kinh doanh chậm lại sẽ tiếp tục trong một hoặc hai năm tới.

Quả thực, Trung Quốc đóng vai trò không thể thiếu trong chuỗi cung ứng hàng may mặc toàn cầu đến mức ngay cả những quốc gia đang chuyển đổi cũng không thực sự giảm được sự phụ thuộc nhiều đến vậy.

Cơ hội nào thoát ly hoàn toàn chuỗi cung ứng của Trung Quốc? - Ảnh 2.

Thị phần nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ cho các đối tác thương mại hàng đầu.

Dọc theo đoạn đường từ Thâm Quyến đến Quảng Châu, vô số những nhà máy dệt, nhuộm, may, cắt, dán nhãn và đóng gói bất cứ sản phẩm thời trang gì, từ áo phông đến vest tiệc đều có. 

Trong năm 2022, Mỹ đã nhập khẩu 537 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, chỉ thấp hơn một chút so với mức kỷ lục 539 tỷ USD của năm 2018.

Riêng về mảng may mặc, số liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Mỹ với hơn 10 tỷ đơn vị sản phẩm trong năm ngoái, cao gấp đôi so với nước đứng thứ 2 là Việt Nam.

Hàng loạt những thương hiệu nổi tiếng của Mỹ như Levi, Nike, North Face đều nhập hàng thuê ngoài từ Trung Quốc. Theo Bloomberg, sự phụ thuộc vào Trung Quốc lớn đến mức nhiều công ty Mỹ đã dịch chuyển sản xuất khỏi thị trường này nhưng rồi lại trở về, hoặc ít nhất chuyển một phần hoạt động trở lại vì chẳng tìm thấy lựa chọn tốt hơn.

Theo bà Dương Thị Ngọc Dung, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành may mặc Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào nguyên liệu Trung Quốc như cúc, chỉ, nhãn mác, bao bì, chỉ khoảng 30 - 40% nguyên liệu được sản xuất trong nước.

Cơ hội nào cho Việt Nam? 

Rào cản ngôn ngữ và cú sốc văn hóa cũng là những trở ngại trong việc quản lý người lao động ở Đông Nam Á, một số người trong số họ có ít kinh nghiệm hơn nhân viên ở Trung Quốc.

Michael Laskau, một doanh nhân hiện đang sinh sống ở Việt Nam, người môi giới kết nối các nhà sản xuất quần áo địa phương với người mua nước ngoài, cho biết trong khi căng thẳng chính trị đã thúc đẩy một số khách hàng của ông chuyển sang các nước Đông Nam Á, điều này khiến một số nhà sản xuất hàng may mặc phải vật lộn để tồn tại.

Laskau cho biết hầu hết khách hàng đặt hàng với các nhà máy ở Việt Nam đang né tránh các hợp đồng dài hạn do lo lắng về nhu cầu toàn cầu yếu.

Nếu không có những hợp đồng dài hạn hơn, nhiều công ty may mặc đang phải sống qua tháng, thậm chí một số công ty còn có kế hoạch cắt giảm thời gian làm việc 4 ngày/tuần để cắt giảm chi phí.

Cơ hội nào thoát ly hoàn toàn chuỗi cung ứng của Trung Quốc? - Ảnh 4.

Nhà máy của Tập đoàn sản xuất may mặc A D'Sago tại Làng Suối Đá, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Ảnh: Bloomberg

Bà Dung cho biết, Việt Nam vẫn đặt mục tiêu xuất khẩu hàng may mặc trị giá 40 tỷ USD trong năm nay, với một số khách hàng ở các quốc gia phát triển do dự khi phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Xuất khẩu hàng may mặc đạt 18,6 tỷ USD trong nửa đầu năm, chiếm 11,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, các đơn đặt hàng mới chủ yếu dành cho khâu cuối cùng chứ không phải sản xuất toàn bộ. Chi phí thành lập các nhà máy mới rất tốn kém và chính phủ không muốn có các nhà máy gây ô nhiễm nhiều hơn.

Ấn Độ cũng là một nước được hưởng lợi từ sự chuyển dịch đa dạng hóa khỏi Trung Quốc của một số nhà sản xuất. Uniqlo của Fast Retailing cho biết, họ sẽ tìm kiếm thêm đối tác sản xuất trong nước trong khi Apple cũng đang mở rộng quy mô sản xuất ở đó, tìm cách đa dạng hóa từ trung tâm chính ở đại lục.

Tuy nhiên, vẫn còn phải xem liệu có quốc gia nào khác có thể cạnh tranh với hệ sinh thái sản xuất rộng lớn của nước này hay không. Bloomberg nhận định việc nhiều nhà cung ứng Trung Quốc thống trị nguồn cung thế giới là một trong những nguyên nhân chính khiến khó tìm thị trường thay thế sản xuất.

Hãng may mặc Texhong International Group cùng vài công ty con của họ chiếm đến gần 2/3 giao dịch toàn cầu về những nguyên liệu như vải Cotton Spandex, theo số liệu của hãng nghiên cứu Altana Technologies.

Một nhà máy may mặc mà Laskau hợp tác đã chi 80 triệu USD vào một nhà máy ở Việt Nam để sản xuất vải bằng các phương pháp thân thiện với môi trường hơn. Công ty đã phản ánh mặc dù ban đầu giá vải thành phẩm sản xuất tương đối rẻ, nhưng vẫn liên tục bị các đối thủ cạnh tranh ở Trung Quốc đánh bại khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế. 

Laskau nói: "Vấn đề nan giải nằm ở đó. Khách hàng muốn vải sản xuất tại Việt Nam nhưng lại muốn mọi thứ rẻ nhất có thể". 

(Nguồn: Bloomberg)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement