Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Việt Nam là 'ngôi sao đang lên' trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Chính sách - Hạ tầng

05/08/2022 11:17

Nhà nghiên cứu kinh tế của Ngân hàng đầu tư Maybank cho rằng, Việt Nam có vị trí chiến lược dễ dàng tiếp cận với các tuyến vận chuyển quốc tế, trở thành điểm đến mới của nhiều doanh nghiệp cần đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Tại Diễn đàn kinh doanh 2022 do Forbes Việt Nam tổ chức ngày 4/8, Ông Brian Lee Shun Rong, nhà nghiên cứu kinh tế vĩ mô về Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar của Ngân hàng đầu tư Maybank chia sẻ, nền công nghiệp Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ.

Dữ liệu của Maybank cho thấy cả nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam lẫn kim ngạch xuất khẩu trong 10 năm qua đều luôn lớn hơn các quốc gia Đông Nam Á khác. Điều đáng nói, ngành hàng điện tử, điện thoại đã vượt mặt dệt may trở thành lĩnh vực mang lại kim ngạch xuất khẩu cao nhất, chứng tỏ Việt Nam đã nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Brian Lee Shun Rong cũng đánh giá cao môi trường kinh doanh nhất quán tại Việt Nam, với sự hỗ trợ rất lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Theo đó, chỉ số đo lường mức độ hạn chế trong chính sách đối với FDI của Việt Nam đã giảm hơn một nửa trong vòng 10 năm từ 2010 đến 2020, trong khi số lượng hiệp định thương mại tự do chỉ đứng sau Singapore, cho thấy độ mở cao của nền kinh tế đối với thương mại và đầu tư từ nước ngoài.

Việt Nam, điểm đến mới của các doanh nghiệp cần đa dạng hóa chuỗi cung ứng - Ảnh 1.

Các diễn giả tại phiên thảo luận “Phát triển nền kinh tế số. Ảnh: Internet

Nhà nghiên cứu kinh tế của Ngân hàng đầu tư Maybank cũng cho rằng, Việt Nam có vị trí chiến lược dễ dàng tiếp cận với các tuyến vận chuyển quốc tế, qua đó, trở thành điểm đến mới của hàng loạt doanh nghiệp cần đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Để trở thành điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp FDI, theo ông Brian Lee Shun Rong, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao tỉ lệ nội địa hóa. Thực tế hiện nay, tỷ trọng mua hàng địa phương của các công ty Nhật Bản ở Việt Nam chỉ 37%, trong khi ở Indonesia hơn 47%, ở Thái Lan gần 60%. Các doanh nghiệp đa quốc gia khác ở Việt Nam cũng chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu về để sản xuất, điều này làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Để nâng cao tỉ lệ nội địa hóa với hàm lượng giá trị gia tăng cao, nền kinh tế Việt Nam cần đẩy mạnh ưu tiên phát triển những ngành nghề cần lao động chất lượng cao; phải chú trọng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt, trong thời đại kinh tế số hiện nay càng cần lượng lớn lao động sẵn sàng cho chuyển đổi số, theo Báo Chính phủ.

Thực tế cho thấy, COVID-19 thay đổi nhiều mô hình kinh doanh, thị trường và thói quen tiêu dùng, các doanh nghiệp phục hồi nhanh nhất là những nơi áp dụng công nghệ và chuyển đổi số hiệu quả nhất

Nhìn nhận về bức tranh kinh tế vĩ mô hiện tại, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý Fullbright cho rằng Việt Nam đang kiểm soát rất tốt vấn đề lạm phát và các chính sách tài khóa, tiền tệ. Kinh tế Việt Nam năm nay vẫn khả quan, có thể bảo đảm lạm phát dưới 4% và tăng trưởng GDP thậm chí đạt trên 7%.

Việt Nam là 'ngôi sao đang lên' trong chuỗi cung ứng toàn cầu - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Kiểm soát được lạm phát sẽ giúp Chính phủ tự tin để có chính sách điều hành vĩ mô uyển chuyển, không phải thắt chặt tiền tệ như nhiều nước. Tăng trưởng của Việt Nam, vốn được ưu tiên cùng với ổn định vĩ mô, theo ông Thành, sẽ tăng 7,3-7,6% vì quý 3 năm nay sẽ tăng mạnh, đặt trong nền so sánh với quý 3 năm ngoái tăng trưởng -6%.

Tuy nhiên, bối cảnh năm 2023-2024 có thể không khả quan. "Đánh giá của tôi là nên chuẩn bị cho kịch bản xấu hơn cho năm sau, sẽ có vài quý tăng trưởng thấp, thậm chí suy thoái," ông Thành nhấn mạnh và cho rằng cần chuẩn bị dư địa chính sách để hỗ trợ tăng trưởng.

Theo ông nhà điều hành chính sách trong giai đoạn này đang khá thận trọng khi có những lo ngại lịch sử lặp lại như năm 2011, khi tín dụng tăng mạnh khiến lạm phát tăng vọt. "Nền kinh tế phục hồi đòi hỏi tín dụng cho công nghiệp và dịch vụ nhưng nhà điều hành đang dò đường để các mục tiêu tăng trưởng, lạm phát đạt được và tự tin trong thời gian tới," ông Thành nói.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh đến kịch bản có thể xấu hơn nếu giá dầu lên trên 120 USD/thùng sẽ khiến việc kiểm soát lạm phát khó khăn hơn. Nếu giá dầu tăng lại, Chính phủ sẽ phải dùng đến các biện pháp như giảm thuế phí, tạo kỳ vọng cho nền kinh tế Việt Nam không quay lại thời lạm phát cao, tạo động lực tăng trưởng cho trung hạn, theo forbes.vn.

Nhìn vào trung hạn, muốn tăng trưởng tốt thì phải đảm bảo kiềng 3 chân: tiêu dùng trong người dân, giải ngân đầu tư mạnh mẽ, gồm công hoặc tư và xuất khẩu tốt.

"Với năm 2023, nền kinh tế thế giới khó khăn, Việt Nam mất đi kiềng xuất khẩu nhưng tiêu dùng trong nước, thu hút FDI và giải ngân đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng 6,8%, duy trì được trong 3-5 tới," ông Thành nhận định.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement