Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cuộc sống tan vỡ vì chiến tranh, thanh thiếu niên Ukraina xây dựng ước mơ mới ở Ba Lan

Quân sự

27/02/2024 15:42

Hai năm trước, những thanh thiếu niên Ukraina bận rộn với tình bạn, yêu đương và thử những điều mới, giống như các bạn cùng trang lứa ở các quốc gia khác.

Nhưng những kế hoạch và ước mơ nhanh chóng tan vỡ bởi cuộc xung đột với Nga bắt đầu vào ngày 24/2/2022, buộc nhiều người trẻ phải rời bỏ nhà cửa, bạn bè và trường học để xây dựng cuộc sống mới ở một đất nước xa lạ.

Hàng chục nghìn thanh thiếu niên Ukraina đã đến nước láng giềng Ba Lan, một số có gia đình và một số không có, trong số hàng triệu người tị nạn chạy trốn sang các nước châu Âu khác. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy gần 6 triệu người Ukraina vẫn phải di dời ra nước ngoài .

Hai năm trôi qua, nhiều người trong số họ đã ổn định cuộc sống mới. Nhưng một số người phải vật lộn với sự lo lắng, tức giận và tuyệt vọng, cũng như cảm giác bấp bênh khi họ cân nhắc khả năng trở lại Ukraina một ngày nào đó nếu xung đột kết thúc.

Quá trình chuyển đổi sang tuổi trưởng thành có thể là một chặng đường khó khăn, và sự nguy hiểm cũng như sự gián đoạn do chiến tranh gây ra đã khiến điều đó trở nên khó khăn hơn.

Marharyta Chykalova, tròn 17 tuổi vào tháng 3 tới, rời quê hương Kherson ở miền nam Ukraina cùng mẹ vào tháng 4/2022 sau khi ngủ dưới tầng hầm nhiều tuần khi quân đội Nga chiếm đóng thành phố. 

Cuộc sống tan vỡ vì chiến tranh, thanh thiếu niên Ukraina xây dựng ước mơ mới ở Ba Lan - Ảnh 1.

Dariia Vynohradova, 17 tuổi, đến từ Kharkiv.

Họ trốn sang Moldova, sau đó tới Romania trước khi định cư tại thành phố Gdynia của Ba Lan. Cô bắt đầu học tiếng Ba Lan, cố gắng hết sức để hòa nhập vào ngôi trường mới ở Ba Lan, nhưng sáu tháng đầu tiên thật khó khăn.

Chykalova cho biết cô vẫn giữ liên lạc với một số người bạn thân nhất ở quê nhà nhưng vẫn cảm thấy cô đơn. Vào tháng 12/2022, cô nhận được những bức ảnh căn hộ của cô ở Kherson đã bị bom phá hủy.

"Tôi bắt đầu khóc, khóc rất nhiều vì lúc đó tôi hiểu rằng tất cả những gì tôi có vừa biến mất một cách đơn giản, chẳng còn gì cả", cô nhớ lại, mắt rưng rưng.

Để giúp đối phó với chứng trầm cảm, cô sinh viên có giọng nói nhẹ nhàng đã tham gia các lớp học sân khấu để cô thể hiện cảm xúc của mình trên sân khấu và giúp cô kết bạn mới.

"Một số người nói rằng nhà không phải là nơi bạn sống, mà nhà là nơi bạn cảm thấy thoải mái và tôi cảm thấy thoải mái khi đứng trên sân khấu, với những người gần gũi với tôi. Đây là nhà của tôi", cô gái sắp tròn 17 tuổi nói. 

Theo dữ liệu tháng 1 từ Văn phòng Người nước ngoài, khoảng 165.000 thanh thiếu niên Ukraina từ 13-18 tuổi được đăng ký làm người tị nạn ở Ba Lan.

Cuộc sống tan vỡ vì chiến tranh, thanh thiếu niên Ukraina xây dựng ước mơ mới ở Ba Lan - Ảnh 2.
Cuộc sống tan vỡ vì chiến tranh, thanh thiếu niên Ukraina xây dựng ước mơ mới ở Ba Lan - Ảnh 3.
Cuộc sống tan vỡ vì chiến tranh, thanh thiếu niên Ukraina xây dựng ước mơ mới ở Ba Lan - Ảnh 4.
Cuộc sống tan vỡ vì chiến tranh, thanh thiếu niên Ukraina xây dựng ước mơ mới ở Ba Lan - Ảnh 5.
Cuộc sống tan vỡ vì chiến tranh, thanh thiếu niên Ukraina xây dựng ước mơ mới ở Ba Lan - Ảnh 6.
Cuộc sống tan vỡ vì chiến tranh, thanh thiếu niên Ukraina xây dựng ước mơ mới ở Ba Lan - Ảnh 7.
Cuộc sống tan vỡ vì chiến tranh, thanh thiếu niên Ukraina xây dựng ước mơ mới ở Ba Lan - Ảnh 8.
Cuộc sống tan vỡ vì chiến tranh, thanh thiếu niên Ukraina xây dựng ước mơ mới ở Ba Lan - Ảnh 9.

Khoảng 165.000 thanh thiếu niên Ukraina từ 13-18 tuổi được đăng ký là người tị nạn ở Ba Lan, theo dữ liệu tháng 1 từ Văn phòng Người nước ngoài.  Blue Trainers là nơi tập trung của họ với các trò chơi như board game, bida và bóng bàn. 

Dastin Suski, nhà tâm lý học và là phó chủ tịch Quỹ Fosa chuyên hỗ trợ sức khỏe tâm thần, cho biết sự xuất hiện của thanh thiếu niên Ukraina ban đầu dẫn đến xung đột với trẻ em Ba Lan. Theo thời gian, cảm giác xa lạ giảm bớt khi ngày càng nhiều người Ukraina học nói tiếng Ba Lan.

Đăng ký tham gia thể thao là một cách đặc biệt phổ biến để đối phó với cú sốc chiến tranh trong giới trẻ.

Suski nói: "Họ thành lập các câu lạc bộ thể thao ở đây để họ có thể tập luyện và bắt đầu xây dựng cuộc sống tuổi thiếu niên của mình với những khởi đầu mới. Nhưng tôi nghĩ hy vọng được quay trở lại Ukraina đang nảy mầm trong tâm trí họ. Và nó giống như quả bóng chỉ danf9 chờ để lăn xuống vậy". 

Suski nói rằng đối với nhiều cậu bé, ý nghĩ chiến đấu vì Ukraina đặt ra những tình thế khó xử mà ngay cả người lớn cũng khó giải quyết.

"Những người đến tuổi 18, họ bắt đầu nghĩ về chiến tranh và tiền tuyến, và ý nghih4 đó thôi thúc họ mỗi ngày". 

Theo luật hiện hành, người Ukraina không thể được huy động cho đến khi 27 tuổi, nhưng nhiều nam thanh niên đã tình nguyện phục vụ trong lực lượng vũ trang.

Andrii Nonka, 15 tuổi, đến từ Kharkiv, đến Ba Lan vào đúng ngày sinh nhật của cậu cùng với mẹ mình. Cha cậu ở lại Ukraina. Lúc nào Nonka cảm thấy rất muốn được trở về nhà để gặp bạn bè và cha mình.

Cuộc sống tan vỡ vì chiến tranh, thanh thiếu niên Ukraina xây dựng ước mơ mới ở Ba Lan - Ảnh 10.

Dariia Vynohradova, 17 tuổi, cũng đến từ Kharkiv.

Việc tham gia một câu lạc bộ quyền anh đã giúp cậu tìm được những người bạn mới và giờ đây Nonka xem Ba Lan như một cơ hội mới để có thể xây dựng ước mơ mới, có thể là tìm một công việc trong lĩnh vực công nghệ trong tương lai không xa. 

"Tôi nghĩ nhờ chiến tranh mà tôi trưởng thành nhanh hơn", Nonka nói. "Hiện tại, thật khó để biết nhà tôi ở đâu". 

Dariia Vynohradova, 17 tuổi, cũng đến từ Kharkiv, bỏ lại cha mẹ và cho biết cô không muốn quay trở lại nữa. "Tôi không muốn quay về vì Kharkiv bị tàn phá nặng nề, không còn gì để về. Thỉnh thoảng tôi sẽ về thăm bố mẹ nhưng tôi muốn ở lại đây".

(Nguồn: Reuters)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement