Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cuộc chiến ở Ukraina sẽ tạo ra ‘cơn bão đói’ khắp châu Phi

Phân tích

18/03/2022 09:54

Đã ba tuần trôi qua, cuộc chiến tàn khốc tại Ukraina do Nga phát động vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và điều này không chỉ tạo ra đau thương cho những người dân bị mắc kẹt trong cuộc chiến mà nó còn tạo ra nguy cơ thiếu lương thực tại một số khu vực trên thế giới.
news

Trước tình trạng này, Liên hợp quốc vừa đưa ra cảnh báo về một "cơn bão đói" đã bắt đầu xuất hiện, đặc biệt là ở Bắc Phi – nơi phụ thuộc phần lớn nguồn lúa mì từ Ukraina Nga.

harvestcombine.jpg
Cuộc chiến ở Ukraina sẽ tạo ra tình trạng thiếu lúa mì nghiêm trọng.

Vào ngày 14/3, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã đưa ra một cảnh báo rõ ràng về các mối đe dọa rộng lớn hơn của cuộc chiến ở Ukraina: nạn đói trên thế giới.

Ông nói: “Chúng ta phải làm mọi thứ có thể để ngăn chặn ‘cơn bão đói’ và sự suy thoái của hệ thống lương thực toàn cầu”.

Bình luận này lặp lại mối quan ngại tương tự của David Beasley, người đứng đầu Chương trình Lương thực Thế giới, chỉ vài ngày trước đó:

“Những viên đạn và bom ở Ukraina có thể đưa nạn đói toàn cầu lên mức thảm khốc. Chuỗi cung ứng và giá thực phẩm sẽ bị ảnh hưởng đáng kể”, ông David Beasley nói.

Ukraina, cùng với vùng Tây Nam của nước Nga, từ lâu đã được biết đến với cái tên “ổ bánh mì của châu Âu” nhờ chernozem, một trong những loại đất màu mỡ nhất trên thế giới.

Sébastien Abis, nhà nghiên cứu tại Viện Chiến lược và Quốc tế Pháp (IRIS), Giám đốc Câu lạc bộ Deemeter Club, cho biết thêm: “Nhưng đó không chỉ là lúa mì. Hai quốc gia này còn chiếm 80% sản lượng dầu hướng dương của thế giới và Ukraina là nước xuất khẩu ngô lớn thứ tư trên thế giới”.

Khi chiến sự ở Ukraina tiếp tục và cuộc tấn công của Nga tăng cường dọc theo bờ Biển Đen, các nhà sản xuất cây trồng quan trọng này hiện đã bị cắt đứt hầu như hoàn toàn với thế giới bên ngoài. “Không có gì rời khỏi các cảng của Ukraina nữa, và không thể biết đất nước sẽ sản xuất và thu hoạch gì trong những tháng tới”, Abis nói.

Cuộc xung đột không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với những người Ukraina – những người “đang vật lộn để tìm kiếm thức ăn giữa làn đạn” – mà nó cũng gây lo ngại cho nhiều quốc gia phụ thuộc vào lúa mì của Ukraina.

Tình trạng thiếu hụt trầm trọng

Ai Cập, Tunisia và Algeria, người dân đã bắt đầu cảm thấy nhức nhối do tình trạng thiếu lúa mì. Abis nói: “Các nước thuộc khu vực Maghreb (Bắc Phi) phụ thuộc rất nhiều vào lúa mì của Ukraina. Và năm nay, thậm chí còn hơn thế vì họ đã phải chịu một đợt hạn hán lớn khiến nhu cầu nhập khẩu nước ngoài của họ tăng lên. Đối với Ai Cập, đó là một thảm họa. Ai Cập là nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới và 60% nhập khẩu từ Nga và 40% từ Ukraina".

soft-agege-bread.jpg
Khu vực châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Ngay trong những ngày đầu tiên Nga tấn công Ukraina, “các thị trường nông sản [trong khu vực] đã phản ứng và đưa ra dự đoán các vấn đề về nguồn cung lúa mì, dẫn đến việc giá cả tăng vọt”, Abis giải thích, lưu ý rằng, giá một tấn lúa mì hiện đã ở mức lịch sử là € 400 (443,46 USD). Trước khi xảy ra xung đột, nó có giá € 280 (310,42 USD) và vào mùa xuân năm 2020 là €150 (166,30 USD).

Tại Tunisia, nơi đang xảy ra khủng hoảng tài chính và tỷ lệ lạm phát trên 6%, người dân sống với tình trạng thiếu bột báng và bột mì, vốn do chính phủ trợ cấp. Đối mặt với giá cả tăng cao, nhiều người Tunisia phải vật lộn để tồn tại mà không có những sản phẩm được trợ cấp này, vốn ngày càng khó kiếm. Giờ đây, chúng thường chỉ có thể được tìm thấy ở chợ đen, nơi chúng được bán với giá cao.

Tại Ai Cập, giá lúa mì tăng đã đẩy giá bánh mì nói chung tăng theo.

Chính phủ Ai Cập đã cố gắng trấn an người dân bằng cách giải thích rằng họ có đủ trữ lượng tồn kho trong vài tháng và sẽ được bổ sung vào vụ thu hoạch mùa xuân sắp tới. Kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công của Nga, nước này đã cố gắng giải phóng mình khỏi sự phụ thuộc vào lúa mì của Ukraina bằng cách đưa ra lời kêu gọi đấu thầu với các nhà cung cấp lúa mì tiềm năng mới.

“Nhưng chẳng có gì đáng kể cả, giá cả quá cao. Đó là một vòng luẩn quẩn: Ngay cả khi quốc gia có đủ khả năng mua lúa mì với giá cao hơn, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức mua của người dân”, Abis nói thêm.

Trong khi đó, Algeria đang cố gắng chống đỡ cuộc khủng hoảng bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa bằng cách cấm xuất khẩu bột báng, mì ống và các sản phẩm lúa mì khác để bảo vệ nguồn dự trữ nguyên liệu thô của mình. Abis nói: "Nhưng người Algeria có một lợi thế đó là, họ xuất khẩu dầu mỏ, giá dầu đang đạt mức cao kỷ lục. Điều này giúp họ có khả năng mua lúa mì, ngay cả khi giá tăng".

Châu Phi đối mặt với nạn đói tồi tệ nhất

Bắc Phi không phải là khu vực duy nhất bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu lúa mì. Indonesia là nước mua lúa mì Ukraina lớn thứ hai trên thế giới và Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, và một số quốc gia ở Trung Á và châu Phi cận Sahara cũng phụ thuộc vào nước này.

paul-breadcircus-subbedm.jpg
Các nước châu Phi bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Abis nói: “Tôi đặc biệt lo ngại về một số quốc gia Tây Phi, nơi dự trữ ngũ cốc rất thấp, đặc biệt là ở Mali, Burkina Faso và Senegal”.

Hôm thứ Tư, LHQ đã kêu gọi một quỹ trị giá 4,3 tỷ USD để giúp hơn 17 triệu người ở Yemen và nói rằng cuộc chiến ở Ukraina có thể khiến tình hình quốc gia này - vốn đã chìm trong chiến tranh kể từ năm 2014 - thậm chí còn tồi tệ hơn. Theo LHQ, khoảng 161.000 người ở Yemen có khả năng phải trải qua mức độ đói "thảm khốc" trong nửa cuối năm nay.

Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) ước tính có thêm 8-13 triệu người trên thế giới đối mặt với tình trạng thiếu dinh dưỡng nếu việc xuất khẩu lương thực từ Ukraina và Nga bị ngừng vĩnh viễn.

Abis nói: “Chúng ta không được quên rằng cuộc khủng hoảng mới này xảy ra trên bối cảnh vốn đã rất khó khăn của đại dịch Covid-19 – nguyên nhân gây ra lạm phát lịch sử và phá hoại an ninh lương thực ở nhiều quốc gia”.

Lúa mì, một vấn đề địa chính trị

Đối mặt với mối đe dọa này và khả năng xảy ra “bạo loạn đói” mới tương tự như điều đã xảy ra ở một số quốc gia vào năm 2008 do giá ngũ cốc tăng cao, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Pháp Julien Denormandie đã kêu gọi Liên minh châu Âu hỗ trợ số lúa mì mà các quốc gia bị thiếu hụt do cuộc chiến.

"Châu Âu phải sản xuất nhiều hơn", ông nói trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh France Inter của Pháp hôm thứ Ba và nói thêm rằng châu Âu phải "đảm nhận sứ mệnh cung cấp thực phẩm".

Abis nói: “Những gì Bộ trưởng đã công bố chắc chắn là cái thực dụng nhất, nhưng khó có thể tăng sản lượng trong tích tắc từ bây giờ đến mùa hè này.

"Chúng ta cần cung cấp cho các nhà sản xuất phương tiện và nguồn lực để làm điều đó, và chúng ta cần xem xét lại các quy định đối với đất hoang hóa ... Trong vài năm qua, châu Âu đã áp dụng chính sách 'sản xuất tốt hơn'. Sản xuất nhiều hơn đồng nghĩa với việc sửa đổi toàn bộ chính sách nông nghiệp của châu Âu", vị chuyên gia này nói thêm.

Cuối cùng, Abis kết luận: “Lúa mì, hơn bao giờ hết, đang trở thành một vấn đề địa chính trị. Bởi vì đằng sau tất cả những điều này, còn có câu hỏi là các quốc gia sẽ định vị mình như thế nào trong mối quan hệ với thị trường Nga. Liệu xuất khẩu ngũ cốc của Nga có tiếp tục không?

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ