Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

COVID-19 sẽ còn kéo dài, các quốc gia cần phải làm gì để vực dậy nền kinh tế?

Quản trị

27/01/2021 23:41

COVID-19 liên tiếp tạo ra những "cú sốc" cho nền kinh tế, và biến chủng virus SAR-CoV-2 là lời nhắc nhở đại dịch sẽ còn kéo dài. Trước thực tế này, các quốc gia cần hợp sức lại để đưa ra những hướng phát triển kinh tế mang tính đồng bộ và bền vững.

Theo tờ Eurasia Review, sự sống trên toàn cầu hiện đang phụ thuộc vào cuộc đua phát triển vaccine COVID-19 và các chính sách hỗ trợ kinh tế từ chính phủ. Song, điều kiện tài chính của mỗi quốc gia lại khác nhau kéo theo những hệ lụy khó lường cho tình hình kinh tế thế giới.

Kinh tế phát triển không đồng đều

Theo kịch bản Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất, tờ Eurasia Review dự báo, tăng trưởng toàn cầu cho năm 2021 ở mức 5,5%, cao hơn 0,3% so với dự báo tháng 10, nhưng sẽ giảm xuống 4,2% vào năm 2022. 

Bởi vì trong năm 2021, toàn cầu đang đối mặt với vấn đề y tế, các quốc gia tập trung đẩy mạnh tiêm chủng vaccine và những ảnh hưởng do COVID-19 gây ra chưa thể phục hồi hoàn toàn. Đơn cử ở một vài quốc gia như Mỹ, Nhật Bản.

vaccine-covid-19.jpg
Những lọ vaccine COVID-19 tại Trung tâm Y tế Quân đội Quốc gia Walter Reed, Bethesda. Ảnh: DOD

Tuy nhiên, đây chỉ là dự báo và không có điều gì chắc chắn. Nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi nếu chính phủ kịp thời hỗ trợ tài chính giúp việc tiêm chủng và điều trị COVID-19 diễn ra tốt đẹp. Ngược lại, việc triển khai vaccine chậm, biến chủng virus SAR-CoV-2 ngày càng lây lan nhanh và chính phủ sớm gỡ bỏ những chính sách tài chính có thể làm kinh tế trở nên tồi tệ hơn.

Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là các rủi ro về việc giảm giá thành cũng như thắt chặt tài chính có thể làm tăng thêm suy thoái vào thời điểm mà nợ công và nợ doanh nghiệp ở mức cao kỷ lục trên toàn thế giới.

Năm 2021 là năm ấp ủ những dự kiến về sự phục hồi kinh tế sau một năm đầy biến động. Mặc dù mức tăng trưởng đã giảm 3,5% so với dự kiến là 4,4%, nhưng năm 2020 vẫn là cột mốc của đợt co toàn cầu tồi tệ nhất trong thời bình kể từ cuộc đại suy thoái.

Hiện, toàn cầu có hơn 150 nền kinh tế dự kiến ​​sẽ có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức của năm 2019 vào năm 2021. Và con số đó chỉ giảm nhẹ ở 110 nền kinh tế vào năm 2022. Ở mức 22.000 tỷ USD, dự báo sản lượng mất tích lũy trong năm 2020–2025 so với mức dự báo trước đại dịch vẫn còn đáng kể.

Sự khác biệt lớn trong nước và giữa các quốc gia

Mức độ phục hồi dự kiến ​​cũng khác nhau giữa các quốc gia, với sự khác biệt lớn về tổn thất sản lượng dự kiến ​​so với dự báo trước COVID-19. 

Trong số các nền kinh tế lớn, Trung Quốc đã trở lại mức dự báo trước đại dịch vào quý IV/2020. Mỹ dự kiến ​​sẽ vượt qua mức trước COVID-19 trong năm nay, vượt xa khu vực đồng euro. Với các nền kinh tế tiên tiến thường được kỳ vọng sẽ phục hồi nhanh hơn, những tiến bộ đạt được đối với sự hội tụ trong thập kỷ qua có nguy cơ bị đảo ngược trong 2 năm tới.

Xét về mức độ phục hồi kinh tế hậu COVID-19, các quốc gia phát triển diễn ra nhanh hơn do chính sách hỗ trợ mở rộng và khả năng tiếp cận vaccine dễ dàng hơn so với nhiều nước đang phát triển.

Bên cạnh đó, các nước có nền kinh tế dựa vào xuất khẩu dầu mỏ và du lịch cũng phải đối mặt với triển vọng đặc biệt khó khăn giá dầu giảm và hoạt động du lịch quốc tế chậm lại.

Ngay cả trong nước, gánh nặng của cuộc khủng hoảng đã làm gia tăng bất bình đẳng. Người lao động phi chính thức hoặc có trình độ học vấn thấp đã chịu ảnh hưởng trực tiếp vì mức thu nhập không tương xứng. Theo báo cáo dự kiến, toàn cầu có ​​gần 90 triệu người sẽ rơi vào tình trạng nghèo cùng cực trong giai đoạn 2020–2021.

Kinh tế xanh - đòn bẩy cho phát triển bền vững

Nếu vaccine COVID-19 mang lại hiệu quả như đã đặt ra, chúng ta có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng này với ít sẹo hơn. Tuy nhiên, điều đó sẽ đòi hỏi nhiều hơn nữa về mặt chính sách.

Thứ nhất, cộng đồng quốc tế phải đảm bảo khả năng tiếp cận đối với tiêm chủng và phương pháp điều trị trên toàn cầu, nhằm rút ngắn khoảng cách bất bình đẳng xã hội hiện nay. Song, tình hình hiện nay lại không khả quan khi các biến thể COVID-19 có nguy cơ lây lan nhanh khắp mọi nơi trước khi đại dịch kết thúc.

Theo ước tính của tờ Eurasia Review ở giai đoạn từ năm 2020-2025, COVID-19 tạo cơ hội cho ngành y tế trên toàn cầu "bơm thêm" khoảng 9.000 tỷ USD, trong đó ngành y tế ở các quốc gia phát triển chiếm 4.000 tỷ USD.

Thứ hai, cần duy trì các huyết mạch kinh tế có mục tiêu cho các hộ gia đình và doanh nghiệp khi virus đang gia tăng để giúp duy trì sinh kế và ngăn chặn sự phá sản của các doanh nghiệp. Song song với đó, tạo điều kiện phục hồi nhanh hơn khi các hạn chế do COVID-19 được dỡ bỏ.

Ở những quốc gia có không gian tài chính hạn chế, nên ưu tiên chi tiêu cho y tế và người nghèo. Một khi đại dịch được kiểm soát tốt, quốc gia đó có thể thu hồi dần bằng cách khuyến khích tăng năng suất lao động, góp phần làm giảm nguy cơ các công ty ma trục lợi thất thoát tài chính.

Ngoài ra, chính phủ cũng cần ưu tiên chi tiêu cho giáo dục để khắc phục trở ngại thiếu nhân tài, số hóa để thúc đẩy tăng năng suất và đầu tư xanh nhằm hướng đến mục tiêu lâu dài là tạo việc làm và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.

Thứ ba, cần đảm bảo sự ổn định tài chính trong những thời điểm có nhiều bất ổn này. Chính sách tiền tệ cần được duy trì phù hợp để hỗ trợ sự phục hồi trong trường hợp lạm phát không có rủi ro, với sự chú ý chặt chẽ đến việc ngăn chặn những rủi ro có thể xuất hiện từ lãi suất thấp trong lịch sử.

ttxvn_giojphg.jpg
Kinh tế xanh là xu hướng phát triển trong tương lai. Ảnh: TTXVN

Cuối cùng, cộng đồng quốc tế cần phải làm nhiều hơn nữa để giúp các quốc gia nghèo hơn chống lại khủng hoảng và không bị tụt hậu nghiêm trọng trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của mình. Thời gian gần đây, các ngân hàng trung ương cũng bắt đầu lớn nới lỏng chính sách tiền tệ đã cải thiện điều kiện tài chính cho nhiều nước đang phát triển.

Tuy nhiên, cũng có những đối tượng bị hạn chế và họ cần sự hỗ trợ từ quốc tế hơn dưới hình thức viện trợ không hoàn lại hoặc xóa nợ. Song, điều này lại không dễ dàng vì phải thông qua khuôn khổ và sự đồng ý của G-20

Tóm lại, trong khi toàn cầu đang đối mặt với thách thức do COVID-19, cộng đồng quốc tế phải hành động ngay để đảm bảo đại dịch được đánh bại ở khắp mọi nơi. Theo đó, sự khác biệt về triển vọng giữa các quốc gia và trong các quốc gia được xóa bỏ, và thế giới sẽ hướng tới một tương lai thịnh vượng, xanh và hòa nhập hơn.

XUYẾN KIM
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement