24/05/2022 20:07
Co-founder là gì? Những điều cần biết về Co-founder
Co-founder là gì? Những tố chất và sự khác nhau giữa Co-founder và Founder.
1. Co-founder là gì?
Co-founder là khái niệm bạn sẽ được nghe qua nhiều trong lĩnh vực liên quan đến khởi nghiệp, startup hoặc thậm chí là trong kinh doanh, thương mại nói chung.
Co-founder có thể hiểu là cụm từ dùng để chỉ sự hợp tác/đồng sáng lập giữa hai hay nhiều người để cấu thành nên một tổ chức, công ty hay đơn vị cụ thể.
Nếu như một công ty, đơn vị có hai người làm chủ trở lên, ta gọi những người đó là Co-founder của công ty đó.
+ Found (ngoại động từ): Thành lập, sáng lập, xây dựng, đặt nền móng.
+ Co-found: Cùng sáng lập, đồng thiết lập, đồng sáng lập.
2. Sự khác nhau giữa Co-founder và Founder
Founder là chủ công ty, doanh nghiệp, trực tiếp chịu rủi ro để đứng ra thành lập công ty, tổ chức đơn lẻ. Bên cạnh đó, họ là người có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng, phát triển và biến ý tưởng trở thành hiện thực. Đồng thời tìm kiếm các nguồn đầu tư để duy trì hoạt động doanh nghiệp.
Founder sẽ là người có sẵn ý tưởng kinh doanh, tích lũy kiến thức, có tính đột phá trong kỹ thuật, có cái nhìn sâu sắc về một vấn đề, hiểu biết rộng, có niềm đam mê mãnh liệt,… Các Founder này sẽ tìm kiếm các nhà đồng sáng lập và biến họ trở thanh một phần trong nhóm những người sáng lập. Từ đó điều hành các hoạt động trong doanh nghiệp.
Không giống như Co-Founder, Founder sẽ là những người trực tiếp đứng ra điều hành và định hướng hoạt động của doanh nghiệp một cách độc lập mà không cần đến sự hỗ trợ dòng vốn từ người khác. Cùng không cần phải thảo luận, tham khảo ý kiến như hình thức đồng sáng lập.
Founder là hình thức được khá nhiều cá nhận lựa chọn và áp dụng. Tuy nhiên họ sẽ phải đối mặt với rất nhiều áp lực, khó khăn với khối lượng công việc chồng nhất và phức tạp.
Và quan trọng, cả Co-founder và Founder sẽ được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế chứ không sử dụng trong lĩnh vực chính trị.
3. Một Co-founder cần những tố chất gì?
Để doanh nghiệp có thể phát triển vững mạnh, Founder và Co-founder phải là những người có cùng tư tưởng và hợp tác ăn ý với nhau.
Sở hữu kỹ năng mà Founder đang còn thiếu
Điều này sẽ giúp cho các Co-founder có thể bổ sung kỹ năng lẫn kiến thức cho nhau. Ví dụ, khi Founder là một lập trình viên thì Co-founder nên là một người am hiểu về lĩnh vực Marketing. Hay Founder là người có tính cách hướng nội, sống khép mình thì Co-founder nên là người có tính cách hướng ngoại, cởi mở, hoà đồng.
Cùng chung lý tưởng
Co-founder cần hiểu rõ được lý tưởng mà Founder đang theo đuổi. Không những vậy, họ còn phải có niềm tin mãnh liệt vào dự án. Nếu không, sẽ rất dễ gặp phải những bất đồng trong quá trình làm việc.
Minh bạch và trung thành
Co-founder sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình lên kế hoạch và thực hiện chúng. Họ sẽ là người nắm rõ chiến lược phát triển doanh nghiệp. Thế nên Co-founder phải là người minh bạch và trung thành tuyệt đối.
Bên cạnh đó, họ cần phải thẳng thắn, dám đưa ra quan điểm, suy nghĩ của mình để đóng góp, xây dựng ý tưởng.
4. Kinh nghiệm khởi nghiệp dành cho các Co-founder
Đối với Co-founder thì việc phân chia phần trăm lợi nhuận hay nghĩa vụ là vấn đề rất quan trọng cần được chú ý khi bắt đầu Startup.
Nhiều Co-founder đi trước đã đúc kết lại kinh nghiệm dành cho những người mới. Theo họ, những con số sau đây được cho là hợp lý và đủ giúp cho một doanh nghiệp phát triển bền vững khi kết hợp với các Co-founder.
+ 10% cổ phần là con số nhỏ nhất mà các co-founder xứng đáng được hưởng
+ 4 là con số lớn nhất cho số lượng coFounder của một công ty start-up. Nếu một công ty có từ 6 co-founder trở lên, bạn nên xem lại về vai trò của mỗi người và giảm tải con số này đi.
+ Mỗi coFounder nên được giao quyền trong vòng ít nhất 4 năm. Điều này sẽ giúp giải quyết rất nhiều vấn đề nếu như có xung đột giữa các coFounder trong tương lai.
+ Đội ngũ sáng lập bao gồm người sáng lập và một vài người đồng sáng lập có những kỹ năng cần thiết bổ sung, hỗ trợ cho người sáng lập. Đây là nhóm lý tưởng để xây dựng nên một công ty hoạt động tốt.
+ Nên tìm các co-founder có cùng ý tưởng, quan điểm kinh doanh để không gặp phải những tranh cãi, rủi ro không đáng có trong quá trình vận hành và làm việc.
(Nguồn: Tổng hợp)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp