Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chứng khoán chiều 14/7: VN-Index vượt mốc 1.180 điểm

Chứng khoán

14/07/2022 16:23

Thị trường chứng khoán nổi sóng cuối phiên, VN-Index tăng 8,25 điểm (+0,70%), lên 1.182,77 điểm.

Sau phiên sáng ảm đạm với dòng tiền khô hạn, thị trường bước vào phiên chiều thêm một nhịp giằng co, rung lắc nhẹ quanh tham chiếu.

Và vẫn là hiện tượng "sau 14h mới nói chuyện" tiếp tục xảy ra trong phiên hôm nay khi từ thời điểm 14h, lực mua dần gia tăng, nhất là tại nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán và thêm nhiều bluechip đảo chiều thành công, dù phần lớn mức tăng vẫn còn khiêm tốn, nhưng cũng đủ kéo VN-Index dần nhích lên và vượt 1.180 điểm khi đóng cửa.

Dù thị trường và cả thanh khoản đều sụt giảm mạnh, ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập của các công ty chứng khoán, nhưng dường như điều này đã được phản ánh vào giá của nhóm này trong tuần thứ 3 của tháng 6. Từ tuần cuối tháng 6 tới nay, nhóm công ty chứng khoán đã phát tín hiệu đi lên, dòng tiền cũng chảy mạnh, giúp nhóm này có nhiều phiên nổi sóng, nhiều mã đã hồi mạnh hơn 30% so với mức đáy giữa tháng 6.

Chốt phiên, sàn HOSE có 241 mã tăng và 185 mã giảm, VN-Index tăng 8,25 điểm (+0,70%), lên 1.182,77 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 534,7 triệu đơn vị, giá trị 10.967,9 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% cả về khối lượng và giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 44,2 triệu đơn vị, giá trị 1.048,6 tỷ đồng.

Như đã đề cập, rổ bluechip VN30 đã nhiều mã đảo chiều và ghi nhận 21 cổ phiếu xanh, với một số bật hẳn lên như KDH +4,1% lên 36.800 đồng, SSI +3,9% lên 21.500 đồng, GVR +2,9% lên 23.200 đồng và GAS khi +2,6% lên 98.900 đồng, là cổ phiếu đóng góp lớn nhất cho VN-Index, dù cũng chỉ dừng lại ở 1,2 điểm tích cực.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng ngoài TCB giảm nhẹ, HDB đứng tham chiếu, thì còn lại cũng tăng, nhưng đa phần nhích nhẹ như ACB +0,2%, BID +0,3%, VCB +0,8%, VPB +1,1% và CTG tăng tốt nhất cũng chỉ +1,7% lên 27.000 đồng.

Chứng khoán hôm nay 14/7: VN-Index khởi sắc - Ảnh 1.

Biểu đồ VN-Index trong 1 tháng.

Theo lộ trình, HOSE sẽ là nơi tập trung giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm niêm yết. Việc niêm yết trên HOSE thường là bệ phóng giúp các doanh nghiệp gia tăng giá trị doanh nghiệp; đồng thời cũng là cơ hội để công ty xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, minh bạch trong mắt nhà đầu tư và khách hàng cũng như đẩy mạnh hoạt động theo thông lệ tốt nhất, với những chuẩn mực cao hơn trong quản trị doanh nghiệp.

Tuy nhiên, với diễn biến thị trường chứng khoán còn nhiều yếu tố rủi ro như hiện nay, kế hoạch hoạt động niêm yết mới của các doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng, khó thực hiện đúng lộ trình đề ra.

Thực tế, tính đến ngày 13/7, danh sách công ty nộp hồ sơ niêm yết được cập nhật trên website của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh cũng chỉ có 9 doanh nghiệp, với khối lượng đăng ký chưa tới 1,3 tỷ cổ phiếu.

Ngay cả khối doanh nghiệp tài chính – ngân hàng, trong mùa đại hội đồng cổ đông vừa qua, một số ngân hàng đang giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCOM đã thông qua kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán tập trung như Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank); Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank); Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank)... Tuy nhiên, đến giữa tháng 7, kế hoạch niêm yết của các ngân hàng này cũng chưa có thông tin cụ thể.

Theo các chuyên gia, việc lên sàn sẽ giúp các ngân hàng tăng vốn dễ dàng hơn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn theo chuẩn Basel II và sắp tới là Basel III. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường còn nhiều yếu tố rủi ro ngắn hạn, dòng tiền vào nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn đang khá thận trọng thì việc chuyển sàn, niêm yết cổ phiếu ở thời điểm này cũng không phải là lựa chọn khôn ngoan. "Game" chuyển sàn, niêm yết mới có thể sẽ không đủ lực hút sự chú ý của giới đầu tư, thị giá khó có sự tăng trưởng vượt trội như thời điểm thị trường thuận lợi.

Một hoạt động khác được kỳ vọng tạo thêm "hàng mới" cho thị trường, đó là cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước. Mới đây, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã ban hành danh sách doanh nghiệp dự kiến bán vốn trong năm 2022. Trong danh sách này, SCIC đưa ra 101 doanh nghiệp, tăng đáng kể so với con số 88 doanh nghiệp cần triển khai bán vốn trong kế hoạch năm 2021.

Tuy nhiên, tiến độ thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước nhiều năm nay thường không đạt kế hoạch đã đề ra. Thậm chí, có năm chỉ bán được vài doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp xuất hiện trong bản danh sách dự kiến bán vốn mỗi năm, nhưng cho đến nay vẫn chưa thể thoái được.

Báo cáo tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV vừa qua, Bộ Tài chính cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước còn chậm. Nguyên nhân khách quan là do doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn có quy mô lớn, sở hữu nhiều đất đai. Phần lớn lĩnh vực hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập không hấp dẫn các nhà đầu tư do mức sinh lời thấp, thị trường hạn chế…

Trong khi đó, nội tại doanh nghiệp nhà nước chậm đổi mới, chưa theo kịp và thích ứng với yêu cầu và bối cảnh phát triển kinh tế thị trường; còn tư tưởng không muốn thoái vốn khỏi những ngành, lĩnh vực phát triển mạnh, có tỷ suất sinh lời cao làm cho tiến độ thoái vốn chậm lại…

Chưa kể, diễn biến thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và thế giới không mấy thuận lợi. Do đó, công tác xác định giá trị doanh nghiệp, lập phương án sử dụng đất để thực hiện cổ phần hóa, triển khai công tác đấu giá phần vốn nhà nước theo quy định ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Lượng "hàng mới" bổ sung cho thị trường chứng khoán từ hoạt động này theo đó nhiều khả năng cũng khó có sự đột biến trong những tháng tới.

Tuy vậy, sắp tới, thị trường chứng khoán cũng sẽ đón nhận lượng lớn cổ phiếu niêm yết bổ sung từ hoạt động phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức, tăng vốn điều lệ của một số doanh nghiệp niêm yết.

Chẳng hạn, mới đây, HOSE đã chấp thuận cho Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã: MWG) niêm yết bổ sung gần 732 triệu cổ phiếu, đưa tổng khối lượng MWG lên gấp đôi, 1,46 tỷ cổ phiếu ra thị trường. Số cổ phiếu trên được MWG phát hành để trả cổ tức 2021 cho cổ đông theo tỷ lệ 100%, sẽ giao dịch ngày đầu tiên vào 20/7.

MWG là một trong những cổ phiếu tăng trưởng nằm trong tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc cổ phiếu điều chỉnh trong thời gian qua đưa P/E cổ phiếu này về mức 9,2 lần, thấp hơn nhiều so với P/E của VN-Index, được xem là cơ hội để nhà đầu tư muốn đi đường dài cùng doanh nghiệp.

Ngoài MWG, HOSE cũng vừa thông báo về việc thay đổi niêm yết và giao dịch chứng khoán bổ sung gần 51 triệu cổ phiếu FIT của Công ty cổ phần Tập đoàn F.I.T. Trong ngày 14/7, gần 39,5 triệu cổ phiếu FRT của Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT cũng chính thức được niêm yết bổ sung. Trước đó, thị trường cũng ghi nhận hơn 200 triệu cổ phiếu niêm yết bổ sung của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã: DGC); Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) niêm yết bổ sung trên 675 triệu cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu lưu hành lên 3,37 tỷ cổ phiếu.

(Nguồn: ĐTCK/TTXVN)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement