Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chứng khoán châu Á không có nhiều biến động sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc

Chứng khoán

15/11/2022 08:07

Cổ phiếu trên thị trường châu Á-Thái Bình Dương ít thay đổi vào hôm nay (15/11) sau cuộc gặp lần đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tại Australia, Ngân hàng Dự trữ nước này đã bắn đi tín hiệu về việc tăng lãi suất nhầm chế ngự áp lực lạm phát, theo biên bản cuộc họp mới nhất được công bố.

"Hội đồng đã nhất trí về tầm quan trọng của việc đưa lạm phát trở lại mục tiêu và dự kiến sẽ tăng lãi suất hơn nữa trong thời gian tới", thông cáo cho biết.

Chứng khoán châu Á không có nhiều biến động sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc - Ảnh 1.

Trong khi đó tại Nhật Bản, dữ liệu chính thức cho thấy nền kinh tế Nhật Bản bất ngờ suy giảm trong quý III so với một năm trước, ước tính sơ bộ chính thức cho thấy.

Tổng sản phẩm quốc nội của nước này đã giảm 1,2% trong quý 3 so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng trưởng 1,1% mà Reuters thăm dò trước đó.

Trong khi đó, Trung Quốc sắp báo cáo dữ liệu sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ.

Diiễn biến của các thị trường chứng khoán chính ở châu Á- Thái Bình Dương hôm nay như sau:

S&P/ASX 200 giao dịch ở mức thấp hơn phiên trước một chút. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc nhích cao hơn 0,15%. Chỉ số Nikkei 225 ở Nhật Bản tcũng sụt giảm nhẹ.

Trên thị trường chứng khoán Mỹ, các cổ phiếu đã giảm vào đầu tuần khi các nhà đầu tư tạm dừng đợt phục hồi của tuần trước và "tiêu hóa" một loạt tin tức kinh tế và báo cáo thu nhập của các công ty.

Chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 211,16 điểm, tương đương 0,6%, xuống 33.536,70 điểm. S&P 500 giảm 0,89% xuống 3.957,25 điểm và Nasdaq Composite nặng về công nghệ giảm 1,12% xuống 11.196,22 điểm. Giao dịch không ổn định cả ngày, với việc thị trường đấu tranh để tìm hướng đi trong suốt phiên giao dịch và sau đó trượt dài về cuối phiên.

"Tuần này đánh dấu một chút tạm lắng về thông tin đối với thị trường khi chúng ta đã qua mùa báo cáo thu nhập quý III, qua cơn lũ dữ liệu kinh tế cuối tháng/đầu tháng, mùa nghỉ lễ bận rộn sắp bắt đầu, và chúng ta chỉ còn bảy tuần nữa là đến năm 2023", Chris Hussey của Goldman Sachs cho biết.

Chứng khoán thế giới giảm sau đợt phục hồi kỷ lục tuần trước - Ảnh 1.

"Nhưng sau khi công bố chỉ số CPI đáng khích lệ vào thứ Năm tuần trước, các thị trường đang cân nhắc về triển vọng vĩ mô, khả năng lạm phát cuối cùng có thể đạt đỉnh, lộ trình tăng lãi suất từ đây, cũng như khả năng xảy ra suy thoái", ông nói.

Trước đó trong ngày, các chỉ số chứng khoán chính đã thoát khỏi mức thấp sau khi Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Lael Brainard chỉ ra rằng ngân hàng trung ương có thể sớm làm chậm tốc độ tăng lãi suất của mình, mang lại sự an ủi cho thị trường.

Trước những bình luận của Brainard, cổ phiếu đã giảm mạnh sau báo cáo rằng Amazon sẽ sa thải khoảng 10.000 nhân viên vào đầu tuần này. Cũng trong khoảng thời gian đó, một cuộc khảo sát của Fed cho thấy dự báo lạm phát tiêu dùng trong năm tới tăng lên, gây thêm áp lực lên tâm lý.

Chỉ số S&P 500 tăng 5,9% để kết thúc tuần trước, mức tăng hàng tuần tốt nhất kể từ tháng 6. Các nhà đầu tư vui mừng với kết quả lạm phát nhẹ hơn dự kiến, đặt cược rằng ngân hàng trung ương sẽ sớm giảm tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ.

Mùa thu nhập quý III sẽ tiếp tục, tập trung nhiều vào lĩnh vực bán lẻ. Walmart, Home Depot, Target, Lowe's, Macy's và Kohl's đều dự kiến sẽ công bố báo cáo trong tuần này.

Nguồn: CNBC)


THẢO VY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement