02/11/2023 10:58
Cho trẻ sơ sinh ăn mật ong có thể bị ngộ độc
Theo quan niệm dân gian, nhiều người thường dùng mật ong để rơ lưỡi hoặc cho trẻ sơ sinh ăn để trị ho, táo bón. Nhưng liệu trẻ sơ sinh có ăn được mật ong không?
Ngoài công dụng phổ biến là một chất tạo ngọt, mật ong được nhiều người ưa chuộng vì có vô số công dụng tốt cho sức khỏe. Vì lẽ đó, không ít gia đình tin dùng cho trẻ sơ sinh loại thực phẩm này. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có ăn được mật ong không thì không phải ai cũng biết.
Lợi ích sức khỏe của mật ong
Mật ong là thực phẩm ở dạng lỏng, có vị ngọt và chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Nó gồm đường, nước, khoáng chất, vitamin và các hợp chất chống oxy hóa. Sở dĩ xuất hiện tranh cãi trẻ sơ sinh ăn được mật ong không vì loại thực phẩm này mang đến rất nhiều công dụng chữa bệnh, kể cả với trẻ em.
- Chứa nhiều chất chống oxy hóa: Trong mật ong có rất nhiều chất chống oxy hóa thiết yếu cho sức khỏe. Từ đó, loại thực phẩm này giúp chống lại các căn bệnh như tiểu đường, bệnh tim, ung thư,...
- Cải thiện sức khỏe tim mạch: Do có khả năng chống oxy hóa cao, mật ong giúp bảo vệ tim mạch và hạn chế tình trạng rối loạn tim, chức năng vận mạch.
- Chữa lành vết thương: Ngoài khả năng khử trùng và làm lành vết thương nhanh chóng, mật ong còn giúp giảm đau, hạn chế mùi và thu nhỏ kích cỡ vết thương. Bên cạnh đó, thực phẩm chiết xuất tự nhiên này còn triệt tiêu các vi khuẩn chống lại thuốc kháng sinh hoặc lở loét sau khi phẫu thuật hoặc bị bỏng.
- Cải thiện cholesterol: Mật ong vừa có thể làm giảm cholesterol xấu (LDL) vừa giúp tăng lượng cholesterol tốt (HDL). Vì vậy, nó có thể ngăn ngừa và hạn chế các bệnh liên quan đến tim mạch, tốt cho người bị tăng đường huyết hoặc máu nhiễm mỡ.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Mật ong nguyên chất rất đặc và có độ kết dính cao nên có khả năng bao phủ kín thành đường tiêu hóa, ngăn trào ngược dạ dày và thực quản.
- Mật ong tốt hơn đường tinh luyện: Trong khi đường tinh luyện tạo ngọt nhưng không mang lại giá trị dinh dưỡng thì mật ong là sự lựa chọn tối ưu. Với lượng axit phenolic và flavonoid dồi dào, mật ong có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, rất tốt cho bệnh nhân mắc đái tháo đường.
- Giúp giảm ho: Chữa ho khan bằng mật ong là phương pháp cực kỳ hiệu quả được dân gian lưu truyền từ xưa đến nay. Việc kết hợp mật ong với lá hẹ, quả tắc hoặc tỏi giúp mang lại hiệu quả giảm ho rõ rệt hơn.
- Chăm sóc da: Về lĩnh vực làm đẹp, mật ong trị mụn trứng cá rất hiệu quả. Ngoài ra, mật ong còn được ưu ái sử dụng để dưỡng da hằng ngày vì có khả năng trị thâm, nám, tẩy tế bào chết, mờ sẹo, dưỡng ẩm,...
Trẻ sơ sinh có ăn được mật ong không?
Theo các chuyên gia, câu trả lời cho thắc mắc trẻ sơ sinh có ăn được mật ong không là hoàn toàn không. Nguyên nhân là bởi em bé có thể bị ngộ độc khi ăn phải bào tử Clostridium botulinum có trong đất, trong mật ong và các sản phẩm từ mật ong.
Trong quá trình ong chọn phấn hoa làm mật, nó có thể gặp phải phấn hoa bị nhiễm loại khuẩn Clostridium botulinum, khiến mật ong bị nhiễm khuẩn. Những bào tử độc này biến thành vi khuẩn ở trong ruột và tạo ra chất độc thần kinh nguy hiểm cho cơ thể, đặc biệt là hệ thống thần kinh.
Trong khi đó, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện, chức năng giải độc của gan cũng hạn chế nên trẻ rất dễ bị trúng độc. Khoảng 70% trẻ sơ sinh bị ngộ độc Clostridium botulinum có thể phải thở máy trong trung bình 23 ngày. Thời gian nằm viện trung bình khi bị ngộ độc loại này là khoảng 44 ngày. Tỷ lệ tử vong do ngộ độc trong trường hợp này là dưới 2%.
Triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị ngộ độc do dùng mật ong
Sau khi biết trẻ sơ sinh có ăn được mật ong không, cha mẹ cũng cần tìm hiểu trẻ sẽ thế nào nếu ăn phải mật ong khi chưa đủ 1 tuổi. Các triệu chứng phổ biến nhất khi trẻ bị ngộ độc Clostridium botulinum từ mật ong gồm trẻ bú kém, bị táo bón, rơi vào trạng thái hôn mê.
Bên cạnh đó, trẻ bị ngộ độc cũng có thể trở nên cáu kỉnh, khó thở hoặc khóc yếu. Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị co giật.
Các triệu chứng ngộ độc Clostridium botulinum thường xuất hiện trong vòng 12 đến 36 giờ sau khi dùng mật ong và trẻ sẽ bắt đầu bị táo bón trước tiên. Thực tê cho thấy có một số trẻ sơ sinh bị ngộ độc Clostridium botulinum không xuất hiện dấu hiệu gì cho đến 14 ngày sau khi ăn.
Một số triệu chứng ngộ độc như cáu kỉnh, khó thở hoặc khóc yếu có thể dẫn đến chẩn đoán nhầm sang bệnh khác như nhiễm trùng huyết hoặc viêm màng não. Do đó, cha mẹ cần thông báo ngay cho bác sĩ biết nếu đã cho trẻ ăn mật ong để bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân thực sự và tìm ra phương án điều trị thích hợp.
Nếu trẻ có triệu chứng ngộ độc và mới sử dụng mật ong thì cha mẹ nên coi đó là trường hợp khẩn cấp. Khi đó, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Khi nào trẻ có thể sử dụng mật ong được?
Độ tuổi thích hợp mà trẻ có thể sử dụng mật ong là từ 12 tháng tuổi trở lên và với liều lượng nhỏ (tương đương khoảng 30 g/ngày). Dù vậy, cha mẹ vẫn không nên lạm dụng mật ong cho con vì bản chất của loại thực phẩm này vẫn là đường nên dễ gây sâu răng và dễ khiến bé bị dậy thì sớm.
Đến khi được 10 tuổi, trẻ có thể sử dụng mật ong với hàm lượng như người lớn. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển hoàn chỉnh, mật ong đã có thể làm tê liệt sự tấn công từ các vi khuẩn gây ngộ độc.
(Tổng hợp)
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp